Năm qua đã chứng kiến nhiều sự kiện chấn động trong ngành giáo dục với sự tác động mạnh mẽ của mạng xã hội và các thiết bị kỹ thuật. Bên cạnh những clip dí dỏm, hài hước thể hiện sự sáng tạo của các sinh viên, giáo viên tâm huyết thì cũng xuất hiện những clip tiêu cực phản ánh “mảng tối” của ngành giáo dục.
Gian lận thi cử ở Bắc Giang
Ngay sau khi lãnh đạo Bộ GD-ĐT khẳng định thành công của khâu tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012 thì trên mạng đăng tải một clip quay lại cảnh giáo viên ném phao thi, ngang nhiên cho học sinh chép bài trong phòng thi. Tiếp sau đó, 6 clip khác lần lượt tung lên mạng, quay cảnh gian lận tại các phòng thi khiến dư luận bàng hoàng.
Sự việc được xác định do một học sinh quay tại hội đồng thi Trường THPT Dân lập Đồi Ngô (Bắc Giang). Chuỗi clip trên như một đòn phản pháo, đánh tan khẳng định về tính nghiêm túc và thành công của kỳ thi. 42 cán bộ và giáo viên liên quan trong clip đã bị kỷ luật nhưng dư luận cũng mất dần niềm tin vào những khẩu hiệu chống tiêu cực của ngành giáo dục.
Xô đổ cổng Trường Thực nghiệm
Chuyện tưởng chỉ có trên phim nhưng sáng 12-5-2012, sau một đêm dầm mưa xếp hàng, hàng trăm phụ huynh đã đạp đổ cổng sắt ùa vào trong sân Trường THCS Thực nghiệm – Hà Nội để tranh suất mua hồ sơ thi vào lớp 1. Hành động mang tính chất bột phát trên khiến nhiều người không khỏi trăn trở. Đi tìm nguyên nhân, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng sở dĩ mô hình trường thực nghiệm được phụ huynh tín nhiệm là do ở đó, học sinh không bị gây áp lực nặng nề, các giáo viên quan tâm sâu sát và giáo dục học trò phát triển một cách toàn diện.
Cô giáo tát nam sinh tới tấp
Hình ảnh một giáo viên mặc áo dài, tay cầm micro và giáo án tát nam sinh tới tấp ngay trên bục giảng đã khiến cư dân mạng sửng sốt. Trong đoạn clip dài 17 giây, nam sinh cứ đứng yên cho giáo viên tát, nhiều sinh viên ngồi phía dưới la ó phản ứng nhưng giáo viên này vẫn không chịu dừng lại. Clip sau đó được xác định xảy ra tại Trường ĐH Công nghệ Thực phẩm TPHCM.
Hình ảnh một giáo viên mặc áo dài, tay cầm micro và giáo án tát nam sinh tới tấp ngay trên bục giảng đã khiến cư dân mạng sửng sốt. Trong đoạn clip dài 17 giây, nam sinh cứ đứng yên cho giáo viên tát, nhiều sinh viên ngồi phía dưới la ó phản ứng nhưng giáo viên này vẫn không chịu dừng lại. Clip sau đó được xác định xảy ra tại Trường ĐH Công nghệ Thực phẩm TPHCM.
Nguyên nhân vụ việc đang được nhà trường điều tra nhưng rõ ràng đó là những hình ảnh phản cảm trong giáo dục. Trên Youtube, nhiều bạn đọc phản ứng về hành động phản sư phạm của giáo viên trên. “Dù có thế nào thì giáo viên cũng không được dùng vũ lực với học sinh, sinh viên. Nhất là hành vi của một cô giáo thì không còn gì để nói” – nickname Anh Khang nhận xét.
Tháo gỡ chuyện khó đỡ
Trong lúc báo chí đưa tin về hàng loạt vụ án hiếp dâm, đồng thời giới trẻ đang “khát” kỹ năng sống, kỹ năng ứng phó với các tình huống thì thầy giáo trẻ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, giảng viên Trường ĐH Sư phạm TPHCM, đã tự bỏ tiền túi để dựng hàng loạt clip dạy kỹ năng sống.
Theo thầy Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu: “Học sinh hiện nay đang rất khát kỹ năng sống nhưng chỉ được học vài tiết lồng ghép sơ sài trong nhà trường. Vì vậy, tôi mong muốn tạo ra thêm nhiều bài học dưới hình thức clip để học sinh dễ dàng chia sẻ với nhau và cách học này sẽ thấm vào các em hơn”.
Clip “Việt Nam- Hình hài một chữ S”
Ngay 2 ngày sau khi tung lên mạng, clip “Việt Nam- Hình hài một chữ S” đã thu hút hơn 80.000 lượt xem. Hầu hết ý kiến phản hồi đều mong muốn ngày càng có nhiều những bài học về lịch sử như thế để giúp giới trẻ ngày nay hiểu và yêu lịch sử dân tộc.
Ngay 2 ngày sau khi tung lên mạng, clip “Việt Nam- Hình hài một chữ S” đã thu hút hơn 80.000 lượt xem. Hầu hết ý kiến phản hồi đều mong muốn ngày càng có nhiều những bài học về lịch sử như thế để giúp giới trẻ ngày nay hiểu và yêu lịch sử dân tộc.
Tác giả clip, Dương Tố Đào – sinh viên ngành đồ họa Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn – đã khéo léo kết hợp phương pháp đồ họa với những mốc thời gian, nhân vật lịch sử quan trọng để người xem có cái nhìn toàn cảnh hơn về lịch sử. Các nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng clip này đã đánh động đến Bộ GD-ĐT, thôi thúc bộ quan tâm hơn đến phương pháp giảng dạy trực quan trong các môn học.
Theo NLĐ
Bình luận (0)