Mặc dù khối ngành tuyển hẹp nhưng số thí sinh dự thi khối B chỉ kém khối A. Đây cũng là khối có điểm chuẩn cao “ngất ngưởng” và tăng dần đều qua các năm. Cửa vào ĐH của thí sinh khối B lại càng khó khi năm nay, Bộ GD-ĐT “thắt chặt” chỉ tiêu của khối này.
Cánh cửa vào giảng đường với thí sinh khối B năm nay đang hẹp hơn (Ảnh: VNN)
Mùa tuyển sinh năm nay, trong cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ 2009” của Bộ GD-ĐT, hàng trăm chỉ tiêu tuyển sinh khối B của hàng loạt trường đã “biến mất” trước sự ngỡ ngàng của cả thí sinh và chính ban lãnh đạo các trường.
Các ngành bị cắt bỏ chỉ tiêu khối B là Công nghệ thông tin, Tâm lý, Tài chính ngân hàng, Quản trị Marketing, Kế toán của nhiều trường như Đại học Văn Hiến, FPT, Tây Đô, Sư phạm kỹ thuật TPHCM…
Khi cơ hội thu hẹp hơn, thử thách của thí sinh khối B năm nay là rất lớn. Trong khi đó, điểm chuẩn khối B của các trường gần như “tăng dần đều” qua các năm. Năm 2006, điểm chuẩn các ngành của Đại học Y Hà Nội chỉ ở mức 20-25 điểm, nhưng năm 2007 khung này tăng lên 22-27 điểm và năm 2008 là 23-28,5 điểm.
Tương tự, điểm chuẩn Đại học Y dược cổ truyền năm 2007 là 22 điểm, năm 2008 lên 22,5 điểm. Năm 2007, điểm thấp nhất vào Đại học Y Thái Bình là 19,5 cho ngành Bác sĩ Y học dự phòng, nhưng năm 2008, con số này là 23 điểm.
Mùa tuyển sinh 2008, dư luận “choáng” với điểm chuẩn nguyện vọng 1 ngành Răng-Hàm-Mặt của Đại học Y Hà Nội: 28,5 điểm (thí sinh phải đạt trung bình 9,5 điểm một môn), mức điểm chuẩn cao kỷ lục từ trước tới nay.
Với các trường có tuyển cả khối A và khối B thì điểm chuẩn nguyện vọng 1 của khối B luôn cao hơn so với khối A từ 3 đến 4 điểm. Điểm chuẩn nguyện vọng 1 khối A của Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội chỉ 15 trong khi khối B là 18,5 điểm.
Cửa vào nguyện vọng 1 khó khăn, nhưng ở nguyện vọng 2, thí sinh khối này còn khó “chen chân” hơn nữa.
Năm trước, trong khi 90.000 thí sinh có điểm trên sàn của khối A “chia nhau” 33.000 chỉ tiêu nguyện vọng 2, tỉ lệ 1/2,7) thì khối B chỉ có vẻn vẹn 2.200 chỉ tiêu nhưng lại có tới gần 120.000 thí sinh đạt trên điểm sàn (tỷ lệ 1 “chọi” 54).
Do điểm chuẩn nguyện vọng 1 cao nên hầu hết các trường đều không tuyển nguyện vọng 2 khối B. Tuyển nguyện vọng 2 khối này chủ yếu là những trường ở tốp dưới, trường dân lập. Tuy nhiên, số lượng dành cho khối B cũng khá ít ỏi và thí sinh còn phải cạnh tranh với khối A vì hầu như các trường tuyển kèm hai khối.
Và nhiều chuyên gia trong ngành cho rằng, cánh cửa đại học với thí sinh khối B năm nay xem chừng càng bị thu hẹp hơn.
Các ngành bị cắt bỏ chỉ tiêu khối B là Công nghệ thông tin, Tâm lý, Tài chính ngân hàng, Quản trị Marketing, Kế toán của nhiều trường như Đại học Văn Hiến, FPT, Tây Đô, Sư phạm kỹ thuật TPHCM…
Khi cơ hội thu hẹp hơn, thử thách của thí sinh khối B năm nay là rất lớn. Trong khi đó, điểm chuẩn khối B của các trường gần như “tăng dần đều” qua các năm. Năm 2006, điểm chuẩn các ngành của Đại học Y Hà Nội chỉ ở mức 20-25 điểm, nhưng năm 2007 khung này tăng lên 22-27 điểm và năm 2008 là 23-28,5 điểm.
Tương tự, điểm chuẩn Đại học Y dược cổ truyền năm 2007 là 22 điểm, năm 2008 lên 22,5 điểm. Năm 2007, điểm thấp nhất vào Đại học Y Thái Bình là 19,5 cho ngành Bác sĩ Y học dự phòng, nhưng năm 2008, con số này là 23 điểm.
Mùa tuyển sinh 2008, dư luận “choáng” với điểm chuẩn nguyện vọng 1 ngành Răng-Hàm-Mặt của Đại học Y Hà Nội: 28,5 điểm (thí sinh phải đạt trung bình 9,5 điểm một môn), mức điểm chuẩn cao kỷ lục từ trước tới nay.
Với các trường có tuyển cả khối A và khối B thì điểm chuẩn nguyện vọng 1 của khối B luôn cao hơn so với khối A từ 3 đến 4 điểm. Điểm chuẩn nguyện vọng 1 khối A của Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội chỉ 15 trong khi khối B là 18,5 điểm.
Cửa vào nguyện vọng 1 khó khăn, nhưng ở nguyện vọng 2, thí sinh khối này còn khó “chen chân” hơn nữa.
Năm trước, trong khi 90.000 thí sinh có điểm trên sàn của khối A “chia nhau” 33.000 chỉ tiêu nguyện vọng 2, tỉ lệ 1/2,7) thì khối B chỉ có vẻn vẹn 2.200 chỉ tiêu nhưng lại có tới gần 120.000 thí sinh đạt trên điểm sàn (tỷ lệ 1 “chọi” 54).
Do điểm chuẩn nguyện vọng 1 cao nên hầu hết các trường đều không tuyển nguyện vọng 2 khối B. Tuyển nguyện vọng 2 khối này chủ yếu là những trường ở tốp dưới, trường dân lập. Tuy nhiên, số lượng dành cho khối B cũng khá ít ỏi và thí sinh còn phải cạnh tranh với khối A vì hầu như các trường tuyển kèm hai khối.
Và nhiều chuyên gia trong ngành cho rằng, cánh cửa đại học với thí sinh khối B năm nay xem chừng càng bị thu hẹp hơn.
Theo Phạm Mai
Vietnam+
Vietnam+
Bình luận (0)