Nhiều sinh viên khi ra trường đã đánh mất cơ hội việc làm chỉ vì thiếu thiếu kỹ năng sống, giao tiếp.
Trong khi đó, dù nhiều trường đại học (ĐH) đã lồng ghép các kỹ năng mềm vào giảng đường nhưng do thiếu phương pháp dạy khiến sinh viên cảm thấy tự ti trước nhà tuyển dụng.
Lúng túng khi xin việc
Anh Minh Đức, Giám sát kinh doanh Cty TNHH sản xuất thương mại Đức Hợp kể lại “Dù học trường ĐH Bách Khoa Hà Nội nhưng lúc ra trường xin vào làm việc tại Công ty Viện máy và dụng cụ công nghiệp, tôi choáng ngợp bởi công việc. Thiếu khả năng thuyết trình, lúng túng khi làm việc nhóm… Vì vậy, làm chưa được một năm tôi phải xin nghỉ việc”.
Nhắc đến ngày đầu xin việc, chị Hồng Lan, phóng viên một tờ báo mạng vẫn nhớ như in: “ Học chuyên ngành báo chí, nhưng lúc ra trường cầm hồ sơ đi xin việc tôi thiếu kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm nên tôi hụt hết cơ quan này, đến cơ quan khác. Cực chẳng đã tôi xin vào làm việc tại một nhà hàng với mức lương 800.000 đồng một tháng. Công việc vất vả, lại thấy phí mất cơ hội tôi quyết định đi học một lớp kỹ năng mềm để có thể phát huy được những gì đã học trên giảng đường và sau đó may mắn đã mỉm cười với tôi”.
Không chỉ có Đức, Lan, nhiều sinh viên ra trường đã đánh mất cơ hội chỉ vì thiếu các kỹ năng sống. Ông Vũ Thế Bình, Tổng giám đốc Cty NetNam, cho biết “ hiện sinh viên được đào tạo theo kiểu truyền đạt kiến thức là chủ yếu. Vì vậy, các kỹ năng và phương pháp làm việc có thể nói là rất yếu. Hầu hết sinh viên đến làm việc Cty phải mất công đào tạo lại”.
Bà Phạm Hải Yến, Giám đốc Cty TNHH du lịch Hải Yến cũng khẳng định, nhiều sinh viên ngành du lịch rất thiếu tự tin khi đi xin việc, hiện Cty chỉ nhận SV ra trường nhưng đã đi làm khi còn học. “Có SV được giao công việc ngồi bán tour tại văn phòng trong 6 tháng nhưng không bán được tour nào vì thụ động, không thuyết phục được khách, không rành về tour”, bà Yến nói.
Trong khi đó, dù nhiều trường đại học (ĐH) đã lồng ghép các kỹ năng mềm vào giảng đường nhưng do thiếu phương pháp dạy khiến sinh viên cảm thấy tự ti trước nhà tuyển dụng.
Lúng túng khi xin việc
Anh Minh Đức, Giám sát kinh doanh Cty TNHH sản xuất thương mại Đức Hợp kể lại “Dù học trường ĐH Bách Khoa Hà Nội nhưng lúc ra trường xin vào làm việc tại Công ty Viện máy và dụng cụ công nghiệp, tôi choáng ngợp bởi công việc. Thiếu khả năng thuyết trình, lúng túng khi làm việc nhóm… Vì vậy, làm chưa được một năm tôi phải xin nghỉ việc”.
Nhắc đến ngày đầu xin việc, chị Hồng Lan, phóng viên một tờ báo mạng vẫn nhớ như in: “ Học chuyên ngành báo chí, nhưng lúc ra trường cầm hồ sơ đi xin việc tôi thiếu kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm nên tôi hụt hết cơ quan này, đến cơ quan khác. Cực chẳng đã tôi xin vào làm việc tại một nhà hàng với mức lương 800.000 đồng một tháng. Công việc vất vả, lại thấy phí mất cơ hội tôi quyết định đi học một lớp kỹ năng mềm để có thể phát huy được những gì đã học trên giảng đường và sau đó may mắn đã mỉm cười với tôi”.
Không chỉ có Đức, Lan, nhiều sinh viên ra trường đã đánh mất cơ hội chỉ vì thiếu các kỹ năng sống. Ông Vũ Thế Bình, Tổng giám đốc Cty NetNam, cho biết “ hiện sinh viên được đào tạo theo kiểu truyền đạt kiến thức là chủ yếu. Vì vậy, các kỹ năng và phương pháp làm việc có thể nói là rất yếu. Hầu hết sinh viên đến làm việc Cty phải mất công đào tạo lại”.
Bà Phạm Hải Yến, Giám đốc Cty TNHH du lịch Hải Yến cũng khẳng định, nhiều sinh viên ngành du lịch rất thiếu tự tin khi đi xin việc, hiện Cty chỉ nhận SV ra trường nhưng đã đi làm khi còn học. “Có SV được giao công việc ngồi bán tour tại văn phòng trong 6 tháng nhưng không bán được tour nào vì thụ động, không thuyết phục được khách, không rành về tour”, bà Yến nói.
Nhiều sinh viên còn thiếu tự tin khi đi xin việc. Ảnh minh họa: L. Bình
|
Ít được trang bị trên giảng đường
Để tăng cường kỹ năng sống, nhiều trường ĐH đã lồng ghép các kiến thức này vào giảng đường. Ông Lương Hữu Quân, giảng viên trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, nhà trường thường giao các chủ đề để sinh viên tự nghiên cứu, thảo luận nhóm, giúp sinh viên nâng cao các kiến thức xã hội và khả năng làm việc nhóm. Ông Trần Đức Kiên, Phó trưởng phòng thường trực phòng công tác chính trị và sinh viên, trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội cho biết, ngay trong quá trình học tập, sinh viên đã được tạo điều kiện để thực hành, trau dồi kĩ năng sống, nhà trường cũng tạo những cơ hội để sinh viên giao lưu với doanh nghiệp, giúp họ có kỹ năng trả lời phỏng vấn và tự tin khi xin việc.
Tuy nhiên, theo ông Trần Hinh, Phó trưởng khoa Văn trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc Gia Hà Nội), thường trong quá trình học, sinh viên rất ít được sinh hoạt tập thể, mở rộng quan hệ xã hội nên các kiến thức về kỹ năng sống rất hạn hẹp.
Trong khi đó, việc lồng ghép các kỹ năng mềm vào giảng đường hiện nay chưa hiệu quả do chủ yếu được lồng trong các môn như Triết, Tiếng Anh và chỉ khi hết chương giáo viên mới cho sinh viên làm việc nhóm để thuyết trình nên sinh viên còn rất yếu về kỹ năng giao tiếp.
Ông Vũ Thế Bình, Tổng giám đốc Cty NetNam cho rằng, các trường ĐH cần đẩy mạnh việc lồng ghép kỹ năng mềm vào giảng đường, bên cạnh đó, bản thân sinh viên cần chịu khó tự học hỏi, rèn luyện các kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp và tham gia các hoạt động xã hội nhiều hơn. “Sinh viên nên nhận thức là các kỹ năng sống đôi khi quan trọng hơn các kiến thức trong sách vở”, ông Bình nói.
Để tăng cường kỹ năng sống, nhiều trường ĐH đã lồng ghép các kiến thức này vào giảng đường. Ông Lương Hữu Quân, giảng viên trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, nhà trường thường giao các chủ đề để sinh viên tự nghiên cứu, thảo luận nhóm, giúp sinh viên nâng cao các kiến thức xã hội và khả năng làm việc nhóm. Ông Trần Đức Kiên, Phó trưởng phòng thường trực phòng công tác chính trị và sinh viên, trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội cho biết, ngay trong quá trình học tập, sinh viên đã được tạo điều kiện để thực hành, trau dồi kĩ năng sống, nhà trường cũng tạo những cơ hội để sinh viên giao lưu với doanh nghiệp, giúp họ có kỹ năng trả lời phỏng vấn và tự tin khi xin việc.
Tuy nhiên, theo ông Trần Hinh, Phó trưởng khoa Văn trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc Gia Hà Nội), thường trong quá trình học, sinh viên rất ít được sinh hoạt tập thể, mở rộng quan hệ xã hội nên các kiến thức về kỹ năng sống rất hạn hẹp.
Trong khi đó, việc lồng ghép các kỹ năng mềm vào giảng đường hiện nay chưa hiệu quả do chủ yếu được lồng trong các môn như Triết, Tiếng Anh và chỉ khi hết chương giáo viên mới cho sinh viên làm việc nhóm để thuyết trình nên sinh viên còn rất yếu về kỹ năng giao tiếp.
Ông Vũ Thế Bình, Tổng giám đốc Cty NetNam cho rằng, các trường ĐH cần đẩy mạnh việc lồng ghép kỹ năng mềm vào giảng đường, bên cạnh đó, bản thân sinh viên cần chịu khó tự học hỏi, rèn luyện các kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp và tham gia các hoạt động xã hội nhiều hơn. “Sinh viên nên nhận thức là các kỹ năng sống đôi khi quan trọng hơn các kiến thức trong sách vở”, ông Bình nói.
Trúc Mây Nga / Đất Việt
Bình luận (0)