Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Những người bạn không được chạm

Tạp Chí Giáo Dục

Bởi chỉ cần vô tình chạm phải các teen thuộc týp này thì bạn có thể sẽ gặp rắc rối to.

Chạm = Rắc rối

Chạm = rắc rối là một phép toán so sánh dành riêng cho các cô cậu bạn khi mà chỉ bằng cái va chạm nhẹ vô tình, hoặc đơn giản chỉ là một câu trêu đùa cho vui cũng đủ làm các bạn ấy phải co người nhăn mặt, thậm chí là khóc thút thít cả lên dù chuyện chẳng có gì nghiêm trọng. 

Giờ nhắc lại, bạn Long (trường K.) vẫn phải lè lưỡi; nhăn mặt: “Đầu năm học, trong lớp ai cũng là mem mới hết á. Nếu có quen thì cũng là học chung trường cũ nhớ mặt, còn là bạn thân vô tình học cùng lớp thì hiếm lắm. Vào lớp mấy bữa mà chưa quen ai, mình đánh liều làm quen cô bạn ngồi trước mặt – thật thì cô bạn ấy cũng khá là xinh nên mình mới chủ động. Ai dè mình mới lấy tay khều nhẹ vai bạn ấy, bạn ấy đã nằm dài xuống bàn ôm vai nhăn nhó. Lúc đó mình thật sự không biết phản ứng ra sao cả vì quá hoảng. Liền đó mấy cặp mắt đổ dồn về mình, mình chỉ biết ngồi chết trân…"

Không chỉ mình Long mà nhiều bạn đã gặp phải tình trạng như vậy. Nếu có khác thì chỉ khác ở trường hợp dẫn đến tình trạng ấy như thế nào mà thôi. Như cô bạn Huyền (trường T.): “Đang ngồi viết bài trong giờ Văn, nhỏ bạn thân kêu mình bảo cho nó mượn cây bút xanh bởi bút nó bị hư. Thấy cô chép trên bảng nhanh quá, ai cũng lo chép cả mình mới không dám nhờ mà quăng bút qua cho nhỏ bạn. Ai dè trúng ngay bàn tay của nhỏ L. ngồi phía bàn trên, vậy mà nhỏ ôm tay khóc thút thít. Thế là hôm đó mình bị cô rầy trước lớp”…

Lần đầu gặp phải trường hợp đấy, ai cũng nghĩ là do mình sai và quýnh lên lo lắng hỏi rằng: “Bạn ơi, bạn có sao không?” kèm theo đó là nỗi ăn năn mang tên “giá như”: Giá như lúc ấy mình đừng vậy…, thậm chí có bạn đứng xin lỗi mà còn khóc thút thít theo vì vừa lo vừa sợ do cứ nghĩ mình đã gây ra một tai nạn đủ-chết-người!

Nhưng cũng có một số trường hợp lại ngoại lệ. Là con trai thì hay đùa giỡn với nhau bằng tay, chân hay nhẹ nhất là những cú đẩy tay. Trong giờ ra chơi, thấy cậu bạn T. ngồi buồn ở một góc, bạn Dũng (trường A) nhảy đến một tay kẹp cổ; tay còn lại thì huỵch đùa vui. Chỉ có vậy mà bạn T…khóc thét cả lên, la ơi ới là đau quá. Dũng thấy cũng lạ vì mình giỡn chứ có dùng sức gì đâu. Không biết làm sao nên Dũng đành đứng kế bên hỏi han, xin lỗi. T. lại cứ thế…khóc tiếp! Dũng hết kềm nổi, thế là cậu lấy chân đạp ghế, dùng tay đập bàn mà diễn giải sự thật. Hậu quả là T. càng khóc lớn hơn kèm theo cả tiếng thét kêu cứu! Lúc ấy, không phải chỉ có cả lớp mà cả mấy lớp khác cũng vây đến theo dõi chăm chú sự việc. Dũng không biết làm sao đành nuốt cục tức xuống cổ. Sau bữa đó, Dũng bị mấy đứa bạn gái trong lớp tẩy chay vì cho rằng Dũng là đồ côn đồ, thấy bạn hiền ăn hiếp….

Ngồi chung bàn, biết M. – bạn mình thuộc tuýp người không được chạm nên Quỳnh (trường V.) rất cẩn thận trong việc trò chuyện. Tiêu chí hàng đầu của Quỳnh đặt ra khi nói chuyện với M. là bằng ngôn ngữ, không dùng tay chân dù chỉ là một cái khều nhẹ. Nhưng Quỳnh vẫn không thoát. Một buổi nọ, đi học M. đeo trên tóc một cái kẹp hình kẹo xoắn mút khá teen, thấy thế Quỳnh mới đùa là: “Hehe, hôm nay mày định cưa sừng làm teen hử?”. Vậy là M. kéo cây kẹp ra khỏi tóc rồi ngồi khóc bù lu bù loa!

Ai có lỗi?

“Chạm không được mà nói đùa cũng không xong, tụi mình đùa với bạn chỉ muốn làm cho bạn cảm thấy vui và chứng tỏ rằng mình có quan tâm đến bạn.  Nhưng bạn đã phản ứng như thế nào trước tấm lòng của mình?” – đó là câu trả lời chung của các bạn trong câu chuyện trên dành cho những cô cậu bạn không được chạm của mình.

Những cô cậu bạn khó chạm ạ, hãy nghĩ kỹ lại xem ai nên khóc và ai nên đau ? Ai là người gây nên những khoãng cách khó gần đó?

Theo MTO

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)