Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Các nhân tố thúc đẩy xây dựng nhà trường hạnh phúc

Tạp Chí Giáo Dục

Trưng hc hnh phúc là mt thut ng không h mi. Ngành giáo dc đang c gng đ xây dng trưng hc hnh phúc trên khp cc…


Theo tác gi, không th có mt tiêu chun cào bng cho nhà trưng khi xây dng trưng hc hnh phúc (nh minh ha). Ảnh: Anh Khôi

Nói thì dễ, nhưng làm thì không dễ. Bởi các thang đo để đánh giá mức độ hạnh phúc cần rõ ràng và có cơ sở khoa học. Hơn nữa, các thang đo cảm nhận hạnh phúc còn tùy thuộc môi trường đô thị và nông thôn, giữa các trường chuẩn và trường đại trà, giữa trường đồng bằng và trường miền núi thiếu thốn cơ sở vật chất giảng dạy và học tập. Không thể có một tiêu chuẩn cào bằng cho nhà trường, biết đâu lại gây ra hệ lụy ngược, các chủ thể trong trường học không hạnh phúc còn gây căng thẳng khi áp các tiêu chuẩn “đóng” cho trường học khác nhau.

Một trong những tiêu chí để trường học hạnh phúc, theo tôi, các chủ thể trong đó phải cảm nhận được sự thỏa mãn tương đối và niềm vui khi đến trường. Các chủ thể tương tác và cảm thấy hài lòng với các mối quan hệ trong nhà trường. Hơn ai hết, người quản lý và nhất là ban giám hiệu nhà trường phải là những người hiểu rõ các mô hình quản lý cho sự “đặc biệt” của trường mình.

Trong bài viết này, tôi gợi ý về mô hình quản lý tổ chức của tác giả Chester Irving Barnard (1886-1961). Ông đã đề xuất các khái niệm trong mô hình của mình bao gồm ba nhân tố, đó là mục tiêu chung của tổ chức; sự sẵn sàng hợp tác; nguồn thông tin.

Nhân t th nht: mc tiêu chung

Trong môi trường học đường, mục tiêu chung gần như có sự tương đồng giữa các đơn vị trường học bởi lẽ cần sự thống nhất trong phạm vi ngành và địa phương trong chương trình giáo dục. Tuy nhiên, ở phạm vi vi mô là quản trị chính ngôi trường của mình đang chịu trách nhiệm, thì ban giám hiệu mà cụ thể là hiệu trưởng là nhân tố tiên quyết xác định các tiêu chí để có ngôi trường hạnh phúc. Hiệu trưởng đề ra mục tiêu của tổ chức và các thiết chế liên quan, nhằm giúp cho các thành viên khác nhìn vào hệ quy chiếu đó để hoạch định mục tiêu cá nhân phù hợp với nhà trường và thỏa mãn nhu cầu của bản thân. Khi giáo viên, nhân viên, học sinh trở thành một thành viên nhà trường thì mục tiêu cá nhân bắt buộc sẽ phải thống nhất với mục tiêu của đơn vị.

Nhân t th hai: s sn sàng hp tác

Thông thường, nhiều người nghĩ một cách giản lược rằng, môi trường sư phạm là nơi những thầy cô giáo có kiến thức và trí tuệ, sẽ đối xử với nhau có chừng mực và văn hóa. Tuy nhiên, sự ích kỷ trong mỗi cá nhân là một điều khó tránh khỏi mà bất cứ tổ chức nào cũng bắt gặp chứ không riêng nhà trường. Vậy làm sao để mọi thành viên đều “sẵn sàng hợp tác” trong niềm hân hoan và đồng lòng là một câu hỏi khó. Yếu tố sẵn sàng hợp tác nói lên sự đồng thuận và chia sẻ các mục tiêu chung của nhà trường. Quay lại mục tiêu chung, nếu được chia sẻ và thông hiểu từ cấp quản lý xuống các nhân sự bên dưới một cách đầy đủ thì những đòi hỏi về mặt cam kết và hợp tác giữa các thành viên trong nhà trường với nhau để đạt được mục tiêu chung là điều vô cùng quan trọng. Bằng các văn bản với những tiêu chí cụ thể, các hiệu trưởng đòi buộc thi hành mục tiêu chung của tổ chức nhằm gắn kết và tôn trọng nhiệm vụ của nhau. Sự hợp tác giữa ban giám hiệu với nhân viên, giáo viên; mối quan hệ giữa giáo viên, nhân viên với nhau; cũng như giữa các thành viên ban giám hiệu mang tính hỗ trợ bổ sung cho nhau sẽ bớt đi kiểu hợp tác mang tính chỉ đạo gây nhiều “ác cảm” thi hành bắt buộc. Và để cụ thể hóa sự hợp tác, trong mô hình phân tích của Barnard đã đề xuất các nhân tố nhằm giúp các cá nhân sẵn sàng hợp tác như sau: đó là các yếu tố vật chất phải rõ ràng, các cơ hội của cá nhân phải được xem xét công bằng, môi trường và điều kiện làm việc cần không ngừng được cải thiện, và có các điều kiện để thỏa mãn lý tưởng của cá nhân. Bốn nhân tố này sẽ giúp các thành viên trong nhà trường thay đổi hành vi con người để cảm thấy mức độ hấp dẫn của công việc ngày càng cao hơn; luôn có cơ hội được trải nghiệm và phát triển; càng ngày càng thích ứng với điều kiện làm việc; cuối cùng là xây dựng mối quan hệ tốt đẹp trong nhà trường.

Nhân t th ba: thông tin

Theo mô hình lý thuyết qun lý t chc ca Barnard, trưng hc đưc xem như mt cơ th sng, đưc nuôi dưng bi s hp tác gia các thành viên trong trưng hc. Không th thiếu giáo viên, nhân viên và cũng không th thiếu hc sinh. Mi quan h bin chng y làm cho s gn kết đy đ và ràng buc ln nhau.

Để kết nối giữa mục tiêu chung và sự sẵn sàng hợp tác thì cần các điều kiện cụ thể. Mà trong đó, nhà trường cần cung cấp thông tin rõ ràng cụ thể; các thông tin được truyền tải đến các nhóm nhân sự cần có sự khác nhau trong công tác quản trị; hơn nữa, thông tin cần ngắn gọn, trực tiếp đến đúng đối tượng, lưu ý đến năng lực đón nhận thông tin; cuối cùng là thông tin phải thật sự chính xác trước khi truyền tải.

Tuy nhiên, ba nhân tố đó chỉ là điều kiện cần để có môi trường thỏa mãn, để thực sự tạo ra sự thỏa mãn thì cần thêm điều kiện đủ. Đó là cần nghiêm túc thực thi các hiệu lực và hiệu quả. Các cá nhân cố gắng, nỗ lực để hoàn thành các mục tiêu chung của nhà trường thì đó là nguyên tắc hiệu lực. Còn sự thỏa mãn nhu cầu, động cơ của cá nhân phù hợp với mục tiêu chung của nhà trường theo đuổi, đồng thời tạo cơ hội gắn kết ban giám hiệu, nhân viên, giáo viên với nhau được xem là nguyên tắc hiệu quả. Vì vậy, với tư cách là nhà quản lý, hiệu trưởng cũng như ban giám hiệu hướng hoạt động của nhà trường đạt được cả hai nguyên tác hiệu lực và hiệu quả. Các cá nhân đóng góp cho nhà trường thì họ cũng khao khát nhận lại phần thưởng và được nhìn nhận đầy đủ về công lao. Giúp cho các giáo viên, nhân viên thỏa mãn nhu cầu sẽ thúc đẩy họ hợp tác, cống hiến vì mục tiêu chung của nhà trường.

Tóm lại, theo mô hình lý thuyết quản lý tổ chức của Barnard, trường học được xem như một cơ thể sống, được nuôi dưỡng bởi sự hợp tác giữa các thành viên trong trường học. Không thể thiếu giáo viên, nhân viên và cũng không thể thiếu học sinh. Mối quan hệ biện chứng ấy làm cho sự gắn kết đầy đủ và ràng buộc lẫn nhau. Cơ thể sống ấy cũng cần được chăm sóc và quan tâm như dưỡng chất và vận động cơ thể, đó chính là sự hỗ trợ từ các bộ phận khác của nhà trường, của ban đại diện cha mẹ học sinh và ban ngành, chính quyền động viên. Các mục tiêu của nhà trường đề ra đều được truyền tải đầy đủ kịp thời đến từng cá nhân. Trên cơ sở sự thống nhất giữa mục tiêu cá nhân và mục tiêu chung của nhà trường, và sự lưu thông của thông tin trong tổ chức thì sự đồng điệu và nhịp nhàng sẽ mang lại hiệu quả cho nhà trường.

Nguyn Minh Thanh

Bình luận (0)