Chỉ còn 1 tuần nữa là khai mạc “Lễ hội Văn hóa Thể thao Du lịch vùng đồng bào Khơme Nam bộ lần thứ V/2011” diễn ra từ ngày 1-4/12/2011. Hiện 12 tỉnh thành có đồng bào Khơme sinh sống đang tất bật chuẩn bị để mang đến với lễ hội những sản phẩm văn hóa truyền thống độc đáo đặc thù để thi đấu giao lưu.
Lễ hội sẽ diễn ra nhiều hoạt động như đua ghe ngo, đua bò Bảy Núi, sản phẩm dệt thổ cẩm, đèn gió cùng với món ăn truyền thống cốm dẹp, đường thốt nốt, mắm bò hóc… và nhiều hình ảnh hiện vật về các lễ hội quan trọng như Lễ cúng trăng Óc Om Bók; Tết Chol Nam Thmây; Dolta; Lễ hội Phá Bàu, Lễ cưới… cùng với nét độc đáo của kiến trúc chùa Khơme mang đậm ý nghĩa trong đời sống tinh thần của đồng bào, để giới thiệu với khách tham quan.
Hiện khu vực Nam Bộ có trên 1,4 triệu đồng bào Khơme sinh sống tập trung tại 12 tỉnh thành phố như Bình Phước, Tây Ninh, thành phồ Hồ Chí Minh, Trà Vinh, Vĩnh Long, Hậu Giang, Kiên Giang, An Giang, Cần Thơ, Sóc trăng, Bạc liêu và Cà Mau. Chung Tết cổ truyền Chol Nam Thmây, ngoài ra từng vùng miền còn có những lễ hội đặc thù như Lễ hội Phá Bàu của đồng bào Khơme Bình Phước, Lễ Cúng Trăng Oóc Om Bok, Sen Dolta của đồng bào Khơme Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, Hậu Giang, An Giang… Những lễ hội này đều mang nặng tín ngưỡng Phật giáo, là di sản văn hóa đặc sắc mang tính cộng đồng đoàn kết cao. Tuy từng lễ hội đi kèm nhiều hoạt động đặc thù cho từng vùng miền như thả đèn gió, đua ghe ngo của đồng bào Khơme Sóc Trăng, Trà Vinh; thả đèn nước (Vĩnh Long, Hậu Giang); đua bò Bảy Núi (An Giang)…. nhưng có cùng mục đích tạ ơn Trời đất, ông bà cha mẹ, mừng một năm mưa thuận gió hòa, sản xuất thắng lợi. Tuy sống hòa nhập với cộng đồng các dân tộc nhưng đồng bào Khơme Nam Bộ vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa truyền thống của riêng mình, có tiếng nói, chữ viết, trang phục riêng, sinh họat cộng đồng gắn với chùa là công trình kiến trúc độc đáo với gần 500 ngôi chùa được người dân gắn bó cả đời làm nơi sinh hoạt tín ngưỡng và còn là điểm xuất phát hình thành các đội văn hóa nghệ thuật, thể thao với đầy đủ các đội bóng đá, bóng chuyền, nhạc cụ ngũ âm, kèn, trống … phục vụ cho các ngày lễ tết và còn giao lưu với cộng đồng các dân tộc cùng chung sống.
Đồng bào Khơme Nam Bộ còn cần cù chịu thương chịu khó luôn tìm tòi sáng tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao góp phần phát triển kinh tế xã hội ở địa phương như nghề làm “đường thốt nốt”, “dệt thổ cẩm” đã theo cùng đồng bào Khơme An Giang hàng trăm năm nay, đã được khách du lịch đánh giá chắc, đẹp, bền, có họa tiết hoa văn sắc sảo không thua kém dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Chăm, qua bàn tay khéo léo của người thợ đã tạo ra phong phú mặt hàng túi xách, nón, khăn tay, ví, áo gối, khăn trải bàn….trong đó có 2 mặt hàng chính thống là khăn choàng và vải xà rông với 50 hoa văn họa tiết có nội dung dựa trên các truyện cổ tích, dân gian của đồng bào dân tộc, khắc họa lại lịch sử truyền thống, sinh hoạt đời thường của đồng Khơme trên đất Việt như hình Phật Thích Ca, hoa văn lồng đèn, bông ớt, bông dâu, hình vẩy rồng, hình voi, tranh hình tượng trên lụa… mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Đồng bào Khơme Trà Vinh còn nổi tiếng với sản phẩm “mắm bò hóc” làm từ cá lóc tươi, qua nhiều công đoạn xử lý chế biến công phu làm ra sản phẩm độc đáo thơm ngon có thể ăn sống hoặc chế biến món kho hay nấu bún nước lèo… mà hiện nay đã có mặt trong các nhà hàng lớn và nhiều tỉnh thành….
Phong phú các sản phẩm truyền thống đặc thù của đồng bào Khơme sẽ được các tỉnh chuẩn bị chu đáo để mang đến trưng bày giới thiệu tại “ Lễ hội Văn hóa Thể thao Du lịch vùng đồng bào khơme Nam Bộ lần thứ V/2011” sắp tới. Đây là lễ hội lớn của đồng bào khơme được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm tổ chức 3 năm 1 lần luân phiên tại các tỉnh, luôn được đồng bào trông đợi, đồng thời còn là dịp gặp gở giao lưu không chỉ đối với đồng bào Khơme mà còn với các dân tộc anh em Kinh, Hoa, Chăm cùng sinh sống.
Lễ hội sẽ diễn ra nhiều hoạt động như đua ghe ngo, đua bò Bảy Núi, sản phẩm dệt thổ cẩm, đèn gió cùng với món ăn truyền thống cốm dẹp, đường thốt nốt, mắm bò hóc… và nhiều hình ảnh hiện vật về các lễ hội quan trọng như Lễ cúng trăng Óc Om Bók; Tết Chol Nam Thmây; Dolta; Lễ hội Phá Bàu, Lễ cưới… cùng với nét độc đáo của kiến trúc chùa Khơme mang đậm ý nghĩa trong đời sống tinh thần của đồng bào, để giới thiệu với khách tham quan.
Hiện khu vực Nam Bộ có trên 1,4 triệu đồng bào Khơme sinh sống tập trung tại 12 tỉnh thành phố như Bình Phước, Tây Ninh, thành phồ Hồ Chí Minh, Trà Vinh, Vĩnh Long, Hậu Giang, Kiên Giang, An Giang, Cần Thơ, Sóc trăng, Bạc liêu và Cà Mau. Chung Tết cổ truyền Chol Nam Thmây, ngoài ra từng vùng miền còn có những lễ hội đặc thù như Lễ hội Phá Bàu của đồng bào Khơme Bình Phước, Lễ Cúng Trăng Oóc Om Bok, Sen Dolta của đồng bào Khơme Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, Hậu Giang, An Giang… Những lễ hội này đều mang nặng tín ngưỡng Phật giáo, là di sản văn hóa đặc sắc mang tính cộng đồng đoàn kết cao. Tuy từng lễ hội đi kèm nhiều hoạt động đặc thù cho từng vùng miền như thả đèn gió, đua ghe ngo của đồng bào Khơme Sóc Trăng, Trà Vinh; thả đèn nước (Vĩnh Long, Hậu Giang); đua bò Bảy Núi (An Giang)…. nhưng có cùng mục đích tạ ơn Trời đất, ông bà cha mẹ, mừng một năm mưa thuận gió hòa, sản xuất thắng lợi. Tuy sống hòa nhập với cộng đồng các dân tộc nhưng đồng bào Khơme Nam Bộ vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa truyền thống của riêng mình, có tiếng nói, chữ viết, trang phục riêng, sinh họat cộng đồng gắn với chùa là công trình kiến trúc độc đáo với gần 500 ngôi chùa được người dân gắn bó cả đời làm nơi sinh hoạt tín ngưỡng và còn là điểm xuất phát hình thành các đội văn hóa nghệ thuật, thể thao với đầy đủ các đội bóng đá, bóng chuyền, nhạc cụ ngũ âm, kèn, trống … phục vụ cho các ngày lễ tết và còn giao lưu với cộng đồng các dân tộc cùng chung sống.
Đồng bào Khơme Nam Bộ còn cần cù chịu thương chịu khó luôn tìm tòi sáng tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao góp phần phát triển kinh tế xã hội ở địa phương như nghề làm “đường thốt nốt”, “dệt thổ cẩm” đã theo cùng đồng bào Khơme An Giang hàng trăm năm nay, đã được khách du lịch đánh giá chắc, đẹp, bền, có họa tiết hoa văn sắc sảo không thua kém dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Chăm, qua bàn tay khéo léo của người thợ đã tạo ra phong phú mặt hàng túi xách, nón, khăn tay, ví, áo gối, khăn trải bàn….trong đó có 2 mặt hàng chính thống là khăn choàng và vải xà rông với 50 hoa văn họa tiết có nội dung dựa trên các truyện cổ tích, dân gian của đồng bào dân tộc, khắc họa lại lịch sử truyền thống, sinh hoạt đời thường của đồng Khơme trên đất Việt như hình Phật Thích Ca, hoa văn lồng đèn, bông ớt, bông dâu, hình vẩy rồng, hình voi, tranh hình tượng trên lụa… mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Đồng bào Khơme Trà Vinh còn nổi tiếng với sản phẩm “mắm bò hóc” làm từ cá lóc tươi, qua nhiều công đoạn xử lý chế biến công phu làm ra sản phẩm độc đáo thơm ngon có thể ăn sống hoặc chế biến món kho hay nấu bún nước lèo… mà hiện nay đã có mặt trong các nhà hàng lớn và nhiều tỉnh thành….
Phong phú các sản phẩm truyền thống đặc thù của đồng bào Khơme sẽ được các tỉnh chuẩn bị chu đáo để mang đến trưng bày giới thiệu tại “ Lễ hội Văn hóa Thể thao Du lịch vùng đồng bào khơme Nam Bộ lần thứ V/2011” sắp tới. Đây là lễ hội lớn của đồng bào khơme được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm tổ chức 3 năm 1 lần luân phiên tại các tỉnh, luôn được đồng bào trông đợi, đồng thời còn là dịp gặp gở giao lưu không chỉ đối với đồng bào Khơme mà còn với các dân tộc anh em Kinh, Hoa, Chăm cùng sinh sống.
Theo TTXVN
(cpv)
Bình luận (0)