Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

“Cởi” áp lực đổi mới với phòng học thông minh

Tạp Chí Giáo Dục

Hc vi máy tính bng, tương tác trc tiếp vào ni dung bài hc qua các trò chơi, d dàng hình dung kiến thc qua các mô hình 3D trc quan sinh đng… là nhng tri nghim đy mi m ca hc sinh lp 10A14, Trưng THPT Đào Sơn Tây (TP.Th Đc) trong tiết sinh hc ti phòng hc thông minh va đưc Trưng THPT Đào Sơn Tây đưa vào ging dy trong năm hc này.


Cô – trò cùng tương tác trong lp hc thông minh

T phòng hc thông minh…

Dù là tiết ôn tập nhưng lại đầy sôi động qua các trò chơi tương tác trên hệ thống. Xen kẽ giữa các hoạt động học tập là các bài tập vận động là những video bài thể dục ngắn mà học sinh phải vượt qua nếu trả lời không đúng câu hỏi.

Phòng học thông minh được thiết kế với bảng tương tác thông minh có tích hợp phần mềm Mozabook với các ứng dụng, trò chơi, kho học liệu 3D. Lớp học được gắn phần mềm điểm danh học sinh bằng khuôn mặt.

Hoàn thành nhiệm vụ giáo viên giao ngay trên máy tính bảng, Diệu Hiền – học sinh lớp 10A14, nhấn nút “nộp bài”, phía trên giáo viên nhận bài và chỉnh sửa. “Điểm thú vị nhất khi học tại phòng học thông minh là trải nghiệm kiến thức bài học rất thú vị, kiến thức như “sống” trước mắt chúng em chứ không còn là những hình ảnh bình thường được trình chiếu trên ti vi ở lớp học thông thường nữa. Các trò chơi tích hợp ngay trên ứng dụng cũng khiến tiết học đầy sôi động, vui vẻ…” – Diệu Hiền hào hứng.

Thích thú không kém học sinh, cô Phạm Nguyễn Mỹ Nhật (giáo viên sinh, Trường THPT Đào Sơn Tây) cho biết bản thân “rất nhẹ nhõm” khi đứng lớp giảng dạy tại phòng học thông minh. Khác với lớp học thông thường gồm ti vi hay máy chiếu, tại phòng học thông minh với những công cụ hỗ trợ, giáo viên được “cởi trói” rất nhiều trong xây dựng bài giảng, tạo điều kiện để đổi mới một cách nhẹ nhàng, thực chất, hiệu quả.

“Chỉ lấy ví dụ, để soạn một bài giảng bình thường, có hình ảnh, âm thanh, video, kết hợp với trò chơi để học sinh thích thú, lôi cuốn, với lớp học thông thường giáo viên phải mất khoảng 1 ngày, từ việc mày mò thiết kế ô chữ, trò chơi, chèn âm thanh, hình ảnh… Thế nhưng, với phần mềm ứng dụng được sử dụng tại phòng học thông minh, giáo viên chỉ mất chưa đầy 2 tiếng để hoàn tất. Như vậy thời gian soạn bài của giáo viên được rút ngắn rất nhiều”.

“Đổi mới dù đã bước sang lộ trình năm thứ 2 song vẫn vấp phải khó khăn là rào cản về thời gian, do đòi hỏi giáo viên phải bỏ công bỏ sức nhiều hơn để mày mò tìm tòi những cái mới để ứng dụng, làm sinh động bài giảng. Điều này ảnh hưởng đến tâm lý giáo viên là ngại đổi mới. Khi có công cụ hỗ trợ, việc đổi mới sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn, lớp học sinh động, thú vị hơn. Thành quả là niềm ham thích của học sinh trong môn học sẽ giúp giáo viên có thêm động lực để đổi mới” – cô Mỹ Nhật bày tỏ.

Tiến ti trưng hc s

Phòng học thông minh nằm trong chuỗi các sự kiện số được Trường THPT Đào Sơn Tây đẩy mạnh thực hiện từ năm học này, nhằm hướng tới hoàn thiện trường học số vào năm 2025.

Theo cô Trần Thị Minh Đức – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Đào Sơn Tây – phòng học thông minh bao gồm một hệ sinh thái giáo dục với các phần mềm, kho học liệu 3D mô phỏng các nội dung của môn học.

Nguồn tài nguyên lớn trong lớp học thông minh hỗ trợ giáo viên thuận lợi trong đổi mới phương pháp giảng dạy trong môn học, từ đó giảm áp lực cho giáo viên. Mọi khâu từ soạn bài, giảng bài, tương tác, giao bài, kiểm tra bài và thậm chí là… đánh giá đều có thể được giáo viên thực hiện ngay trên phần mềm.

“Trước mắt, nhà trường sẽ tập trung tổ chức các tiết học tại phòng học thông minh với các môn có thí nghiệm mô phỏng ở khối 10, 11. Tới đây, trường sẽ đẩy mạnh tập huấn chuyên sâu hơn nữa cho đội ngũ để làm sao thầy cô thành thục, khai thác tối đa hiệu suất của phòng học thông minh ứng dụng trong môn học của mình” – cô Đức thông tin.

Nói thêm về lộ trình xây dựng trường học số đến năm 2025, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Đào Sơn Tây cho hay, ngoài thí điểm xây dựng lớp học thông minh, năm học này nhà trường đẩy mạnh xây dựng bài giảng E-learning, đẩy mạnh đổi mới kiểm tra đánh giá trên phần mềm.

“Khi xây dựng trường học số, việc chuyển đổi số sẽ được nhà trường thực hiện “phủ” ở dạy và học cũng như công tác quản trị trường học. Năm học này, toàn bộ 45 lớp học của trường đều có ti vi kết nối mạng, cũng là thuận lợi để thầy cô ứng dụng công nghệ vào giảng dạy, làm sinh động bài giảng… Hiện tại, tất cả giáo viên của trường đều cũng đã được cấp chữ ký số, từng bước để nhà trường thực hiện số hóa trong quản trị, tiến tới việc triển khai học bạ số theo lộ trình của ngành giáo dục” – cô Trần Thị Minh Đức chia sẻ.

Yến Khương

Bình luận (0)