Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Hai nữ sinh điều chế trà thành thuốc trị bệnh gout

Tạp Chí Giáo Dục

Trưc tình trng bnh gout ngày càng gia tăng, nh hưng đến sc khe con ngưi, hai n sinh lp 11TH3 Trưng THPT chuyên Trn Đi Nghĩa (Q.1, TP.HCM) – Phm Uyên Khanh và Nguyn Hng Anh – đã nghiên cu đ tài khoa hc v trà đ h tr điu tr bnh này.


Phm Uyên Khanh (trái) và Nguyn Hng Anh gii thiu đ tài ti Cuc thi khoa hc k thut dành cho hc sinh trung hc cp thành ph năm hc 2022-2023

Ngoài làm nước uống, sản phẩm của Uyên Khanh và Hồng Anh còn có thể ứng dụng trong việc làm bánh, vừa có tác dụng hỗ trợ trị bệnh gout vừa làm thức ăn hàng ngày. 

H tr điu tr bnh

Từ bao đời nay việc thưởng thức trà đã trở thành nét văn hóa, phong tục của dân tộc ta. Trong kho tàng văn học Việt Nam có không ít những câu thơ, câu ca dao gắn với hình ảnh uống trà như để biểu thị lòng tôn kính, kính trọng đến một ai đó hay từ những đặc điểm của trà có thể biểu đạt những triết lý nhân sinh. Trà không chỉ là loại thức uống thơm ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể như kích thích thần kinh, lợi tiểu… Lá trà còn dùng để chiết cafein trong ngành dược. Chính vì những hoạt chất có lợi cho cơ thể nên trà luôn thu hút sự quan tâm của mọi người. “Em thấy các loại trà mà mình biết như trà xanh, trà đen, trà ô long đều có những công dụng hữu ích, đồng thời còn hỗ trợ trị bệnh gout. Tuy nhiên, khả năng hỗ trợ như thế nào thì em chưa biết vì chưa có nghiên cứu cụ thể. Để hiểu hơn về vấn đề này, em cùng với Uyên Khanh đã nhờ thầy dạy sinh học hỗ trợ để tìm ra câu trả lời”, Hồng Anh cho biết.

Dưới sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Trung Hiếu (giáo viên môn sinh học của trường), Uyên Khanh và Hồng Anh đã bắt tay vào nghiên cứu đề tài. Đầu tiên, hai em tìm nguyên liệu là trà xanh, trà đen và trà ô long được bán trên thị trường. Sau khi mua về, hai em mang đi nghiền nát, nấu lên và cô đặc lại. Tiếp theo, hai em mang 3 loại trà đến Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) khảo sát hoạt tính sinh học để tìm ra loại trà có khả năng hỗ trợ trị bệnh gout. “Loại trà có khả năng hỗ trợ trị bệnh gout phải có hoạt tính ức chế enzyme xanthine oxidise (XO). Qua một thời gian nghiên cứu, chúng em nhận thấy trà ô long có hoạt tính trên và khả năng hỗ trợ trị bệnh gout cao hơn so với hai loại còn lại. Vì vậy, chúng em đã chọn trà ô long để tiếp tục nghiên cứu”, Uyên Khanh nói.


Nhóm nghiên c
u đang x lý trà ô long

Sau khi tìm được hoạt tính có khả năng hỗ trợ trị bệnh gout, Uyên Khanh và Hồng Anh mang sản phẩm trà ô long đã cô đặc sấy khô thành bột trà. “Từ loại bột này chúng ta có thể tiếp tục chế biến thành các viên nan như viên thuốc cho người bị bệnh gout uống. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể mang bột trà để chế biến các loại bánh, thức ăn hàng ngày để thay đổi khẩu vị cho người bị bệnh gout”, Hồng Anh cho biết.

Hc đưc phương pháp nghiên cu khoa hc

Uyên Khanh và Hồng Anh cho biết, với những người nghiên cứu khoa học chuyên nghiệp, đề tài này không làm khó được họ. Tuy nhiên, ở góc độ là học sinh, do chưa có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu nên hai em gặp rất nhiều khó khăn. Khó khăn nhất là việc tra cứu tài liệu. “Trước khi thực hiện đề tài, chúng em đã tìm rất nhiều tài liệu để đọc. Tuy nhiên, chúng em nhận thấy phần lớn tài liệu nói về vấn đề này đều bằng ngôn ngữ tiếng Anh nên chúng em phải dịch ra mới hiểu được. Bên cạnh đó, chúng em cũng không có điều kiện mua sắm thiết bị để nghiên cứu. Ở các khâu như cô đặc, sấy khô trà, chúng em phải nhờ thầy Trung Hiếu liên hệ với các trường đại học, viện nghiên cứu mới có thể hoàn thành. Khi tạo ra được sản phẩm rồi chúng em mới biết để nghiên cứu một vấn đề quả thật mất nhiều thời gian và công sức”, Uyên Khanh chia sẻ.


B
t trà ô long sau khi thành phm có màu trng

Vượt qua các khó khăn, Uyên Khanh và Hồng Anh cũng đã tích lũy cho mình nhiều kiến thức về nghiên cứu khoa học. “Khi bắt tay vào làm bất cứ việc gì thì điều quan trọng là phải kiên trì, nhẫn nại và đoàn kết với nhau. Bên cạnh đó, người nghiên cứu phải không ngừng học hỏi, chắt lọc, tìm hiểu thông tin. Những thông tin này không chỉ bằng tiếng Việt mà còn bằng tiếng Anh. Đặc biệt, người nghiên cứu phải có tinh thần kết nối để được sự hỗ trợ về trang thiết bị giúp đề tài nghiên cứu thành công. “Kết quả hoạt tính ức chế XO của trà ô long mà chúng em có được nhờ sự hỗ trợ của Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng. Như vậy, chúng em mới có thể tiếp tục những công đoạn tiếp theo và hoàn thiện đề tài”, Uyên Khanh cho biết.

Qua đề tài trên, Uyên Khanh và Hồng Anh đã mở ra nhiều tiềm năng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh gout. Đồng thời, hai em cũng giúp mọi người có nhiều hiểu biết hơn về ba loại trà (trà xanh, trà đen, trà ô long) để có cách sử dụng hiệu quả hơn trong đời sống. “Trong năm học này, chúng em sẽ dành thời gian để mở rộng đề tài và đầu tư nghiên cứu sâu hơn để mang lại hiệu quả cao nhất trong việc hỗ trợ điều trị bệnh gout. Chúng em cũng mong muốn đề tài sẽ phát triển hơn và có thể ứng dụng trong đời sống”, Hồng Anh  kỳ vọng.

Hiện nay, bên cạnh việc học, nhiều học sinh đã dành thời gian nghiên cứu khoa học. Dù đề tài dừng ở góc độ học sinh, chưa thể ứng dụng vào cuộc sống nhưng các em đã học được nhiều điều bổ ích cũng như cách để thực hiện một dự án, đề tài. Việc này tạo nền tảng cho các em trước khi bước vào ngưỡng cửa đại học, xa hơn nữa các em có thể trở thành những nhà nghiên cứu trong tương lai góp phần phát triển đất nước giàu mạnh.

Giang Phng

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)