Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Kiến nghị Thủ tướng về sắp xếp mạng lưới trường sư phạm

Tạp Chí Giáo Dục

Hip hi Các trưng ĐH, CĐ Vit Nam va kiến ngh Thng Chính ph và các cơ quan liên quan v mt s gii pháp cp bách đi vi h thng các trưng sư phm, trong đó, đ xut trưc mt gi nguyên h thng các cơ s sư phm như hin nay, thc hin phân tng h thng này…

Theo hiệp hội, để đáp ứng nhu cầu phát triển không ngừng của giáo dục đất nước, cùng với các trường sư phạm Trung ương, hệ thống các trường sư phạm địa phương đã hình thành từ nhiều thập kỷ qua và liên tục được mở rộng.

Cn bưc đi thích hp

Cho tới những năm gần đây, tham gia vào việc đào tạo giáo viên cho giáo dục mầm non và phổ thông đã có: 9 trường ĐH sư phạm, 1 trường ĐH giáo dục, 31 khoa sư phạm ĐH, 35 trường CĐ sư phạm, 19 khoa CĐ sư phạm và 3 trường TC sư phạm với quy mô tuyển sinh hàng năm khoảng 23.000 sinh viên ĐH và khoảng 26.000 sinh viên CĐ chính quy.

Với quy mô như vậy, trong nhiều năm qua có tình trạng nhu cầu giáo viên giảm trong khi số lượng giáo sinh ra trường lại không hề giảm, dẫn tới số sinh viên sư phạm bị thất nghiệp khi ra trường tăng liên tục. Do vậy, ngành giáo dục hiện đang triển khai nhiều biện pháp nhằm sắp xếp lại hệ thống các trường sư phạm, trước hết là các trường sư phạm địa phương để nâng cao chất lượng đào tạo và bảo đảm khai thác hiệu quả hệ thống.

Hiệp hội cho rằng đây là những chủ trương đúng nhưng cần có bước đi thích hợp. Với quan điểm như vậy, ngày 17-12-2018, hiệp hội đã gửi Công văn số 110/HH-NC&PTCS tới Thủ tướng Chính phủ kiến nghị “…trong khi chưa phê duyệt mạng lưới, xin Thủ tướng chỉ đạo Bộ GD-ĐT, các bộ ngành, tỉnh, thành phố liên quan chưa sáp nhập các trường sư phạm với những đơn vị khác thuộc thẩm quyền”.

Trưc mt, xin gi nguyên h thng cơ s sư phm

Nhìn lại quá trình phát triển của hệ thống các trường sư phạm nước ta nhiều năm qua, hiệp hội cho rằng, hệ thống trường sư phạm đã trải qua nhiều bước thăng trầm do các biến động về nhu cầu giáo viên: Có lúc tăng đột biến về quy mô (dẫn tới việc ra đời ồ ạt nhiều trường sư phạm mới) nhưng cũng có lúc bão hòa, thậm chí tụt giảm như hiện nay, dẫn tới ý định vội vàng muốn giải thể hàng loạt trường sư phạm.

Tương tự, kinh nghiệm thế giới, đặc biệt ở các quốc gia mà phần đông giáo viên phục vụ trong khu vực công theo chế độ viên chức, thường có sự biến động trong nhu cầu giáo viên theo quy luật lượn sóng. Từ đó dẫn tới khuynh hướng phải duy trì sự tồn tại ổn định của các đơn vị đào tạo giáo viên (cho dù tồn tại độc lập hoặc nằm trong một cơ sở đào tạo ĐH đa lĩnh vực).

Trình độ chuẩn của đội ngũ giáo viên mầm non và phổ thông đã nhiều lần được điều chỉnh theo hướng tăng dần có lộ trình, chứ không phải điều chỉnh đột ngột. Từng có sự phân tầng, phân cấp quản lý và phân công trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cho các trường sư phạm: Các ĐH sư phạm chịu trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng giáo viên THPT; các trường CĐ và TC sư phạm chịu trách nhiệm đào tạo,  bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở, tiểu học và mầm non theo yêu cầu của địa phương. Đây là một kinh nghiệm quan trọng cần được lưu tâm để giữ ổn định cho hệ thống trường sư phạm.

Được biết, Bộ GD-ĐT hiện đang tập trung xây dựng quy hoạch mạng lưới các cơ sở sư phạm trên quy mô toàn quốc, Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam đề xuất trước mắt giữ nguyên hệ thống các cơ sở sư phạm như hiện nay.n

Thc Trân

 

Bình luận (0)