Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Ôn thi tốt nghiệp THPT 2021: Môn tiếng Anh: Nắm vững ngữ pháp, vốn từ vựng rộng

Tạp Chí Giáo Dục

Cu trúc đ thi môn tiếng Anh trong k thi tt nghip THPT năm 2021 vn n đnh như năm trưc, gm 50 câu hi vi thi gian làm bài 60 phút…


Hc sinh lp 12A5 Trưng THPT Lê Trng Tn (Q.Tân Phú, TP.HCM) trong gi ôn tp tiếng Anh. Ảnh: Đ.Yến

+ Thầy Nguyn Lp Hưng (T trưng T tiếng Anh Trưng THPT Lê Trng Tn, Q.Tân Phú, TP.HCM): Trang b càng nhiu t vng càng tt

Căn cứ theo đề tham khảo môn tiếng Anh năm 2021 của Bộ GD-ĐT, cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT năm nay tương tự như năm trước. Cụ thể, đề gồm 50 câu, làm trong 60 phút với các phần kiến thức: Pronunciation (phát âm); Grammar (ngữ pháp); Vocabulary (từ vựng); Closest in meaning (từ đồng nghĩa); Opposite in meaning (từ trái nghĩa); Speaking (văn nói); Guided cloze text (chọn từ thích hợp điền vào đoạn văn); Reading comprehension (đọc hiểu và trả lời câu hỏi); Mistakes correction (sửa lỗi sai); Sentence transformation (viết lại câu); Sentence combination (nối 2 câu thành 1 câu), tất cả đều là câu hỏi dạng trắc nghiệm.

Đối với môn tiếng Anh, khi ôn tập, các em học được càng nhiều từ vựng càng tốt vì nó sẽ giúp các em đọc hiểu và làm bài tập dễ dàng hơn. Các em cần ôn tập lại tất cả các điểm ngữ pháp đã học trong chương trình THPT, chú trọng đến chương trình lớp 12.

Trong từng điểm ngữ pháp, các em phải nắm những kiến thức, kỹ năng và yêu cầu cơ bản như Pronunciation (phát âm): Cần luyện phát cho chính xác đối với từng từ vựng khi học, chú ý phát âm /ed/, /s/, /es/; Grammar (ngữ pháp): Đọc và xác định điểm ngữ pháp cần trả lời, phân tích các lựa chọn, dựa trên kiến thức điểm ngữ pháp đó để chọn đáp án đúng; Vocabulary (từ vựng): Đọc cả câu để hiểu nghĩa, chọn từ vựng cho phù hợp ngữ nghĩa trong câu; Closest in meaning (từ đồng nghĩa): Thường những từ được hỏi (từ in đậm) là những từ khó biết nghĩa, nên việc đoán nghĩa của từ này dựa theo bối cảnh, ngữ cảnh trong câu là rất cần thiết; Opposite in meaning (từ trái nghĩa): Thường những từ được hỏi (từ in đậm) là những từ khó biết nghĩa, nên việc đoán nghĩa của từ này dựa theo bối cảnh, ngữ cảnh trong câu là rất cần thiết; Speaking (văn nói): Đọc và chọn câu trả lời phù hợp văn nói; Guided cloze text (chọn từ thích hợp điền vào đoạn văn): Thông thường thì đọc hết cả đoạn văn, để hiểu ý nghĩa của cả đoạn, rồi mới chọn từ điền vào – từ này cần đúng về mặt ngữ nghĩa và ngữ pháp, cần chú ý những từ xung quanh từ cần điền vào vì nó là manh mối cho việc lựa chọn đáp án đúng; Reading comprehension (đọc hiểu và trả lời câu hỏi): Có 2 bài đọc, một bài có 5 câu hỏi và một bài đọc có 7 câu hỏi. Ở từng bài đọc, các em đọc câu hỏi đầu tiên, đọc 4 lựa chọn và quay lại bài đọc tìm câu trả lời, làm tương tự với câu tiếp theo, không nên đọc hết đoạn văn từ đầu đến cuối rồi mới trả lời. Thứ tự câu trả lời trong bài đọc thông thường sắp từ trên xuống dưới theo thứ tự câu hỏi, trừ những câu hỏi về ý tổng quát của đoạn văn (best title, main idea, mainly about…) – những câu này nên được trả lời sau khi trả lời xong các câu khác trong bài đọc; Mistakes correction (sửa lỗi sai): Chú ý thường sai về ngữ pháp; Sentence transformation (viết lại câu): Cần chú ý đến các điểm ngữ pháp, câu đúng không đơn giản là nhìn thấy những từ vựng giống với câu đề; Sentence combination (nối 2 câu thành 1 câu): Cần chú ý đến các điểm ngữ pháp, câu đúng không đơn giản là nhìn thấy những từ vựng giống với câu đề. Đặc biệt, đối với môn tiếng Anh, để làm bài đạt điểm cao, học sinh cần trang bị cho mình thật nhiều từ vựng, kiến thức về ngữ pháp, tập luyện giải đề càng nhiều càng tốt. Các em cũng có thể trang bị thêm từ vựng bằng việc đọc sách, báo, nghe nhạc bằng tiếng Anh…

+ Thầy Lê Thanh Tùng (Tổ trưởng Tổ tiếng Anh Trường THPT Lương Thế Vinh, Q.1, TP.HCM): Bám sát kiến thc chương trình lp 12

Cấu trúc đề minh họa môn tiếng Anh năm 2021 không thay đổi so với năm 2020, với 50 câu hỏi trắc nghiệm ở 11 phần. Các phần đều có nội dung cơ bản, bám khá sát với chương trình SGK lớp 12, là những phần kiến thức rất quen thuộc với học sinh. Như vậy, để làm tốt bài thi, học sinh cần ôn nhuần nhuyễn tất cả các phần kiến thức trong đề, nắm thật chắc các điểm ngữ pháp trong chương trình SGK lớp 12. Riêng 2 đoạn văn đọc hiểu, đoạn văn điền từ trong đề thì kiến thức hơi nâng cao, dành cho học sinh khá, giỏi lấy điểm 8-9 xét vào ĐH. Phần này đòi hỏi học sinh phải có vốn từ vựng sâu, có kỹ năng phân tích, đoán từ, loại từ, kỹ năng đọc, hiểu.

Tiếng Anh là bộ môn kiến thức có hình xoắn ốc, tức là các kiến thức đều liên quan đến nhau. Do vậy, để làm được đề thi một cách tốt nhất, học sinh cần phải nắm thật vững các kiến thức ngữ pháp cơ bản trong suốt chương trình THPT, nắm các chủ đề, chủ điểm ngữ pháp bám sát chương trình SGK, nhất là chương trình lớp 12. Đặc biệt, phải có vốn từ vựng rộng.

Trong quá trình ôn tập, học sinh nên giải nhiều đề minh họa của Bộ GD-ĐT trong các năm trước để rèn kỹ năng, đọc thêm nhiều tài liệu để mở rộng vốn từ vựng. Khi làm bài, học sinh cần lưu ý đọc thật kỹ đề, phần nào biết làm trước, phần nào chưa biết làm sau. Chú ý rằng, có những câu đáp án đưa ra đều “na ná” nhau, nếu không đọc kỹ đề, học sinh sẽ rất dễ chọn nhầm đáp án, dẫn đến mất điểm. Khi làm bài, các em cần chú ý đến phần viết từ phải rõ ràng, chính xác, tránh mất điểm oan…

Yến Hoa (ghi)

 

Bình luận (0)