Theo thống kê của ngành y tế, 90% nguyên nhân gây ra bệnh ung thư phổi liên quan đến thuốc lá và số người tử vong do thuốc lá ngày càng nhiều.
Học sinh tìm hiểu cách phòng chống tác hại thuốc lá tại bảng tuyên truyền Ảnh: NGÔ ĐỒNG
Mặc dù Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá đã có hiệu lực từ tháng 5-2013, nhưng sau 4 năm triển khai, tỷ lệ hút thuốc lá và hút thuốc lá thụ động ở nước ta vẫn còn nhiều, điều này tiếp tục đặt ra nhiệm vụ nặng nề cho công tác phòng chống tác hại thuốc lá trong thời gian tới.
Tỷ lệ người tử vong do thuốc lá vẫn tăng
Theo Thạc sĩ – bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm, đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, mỗi năm thế giới có khoảng 6 triệu người chết do các bệnh liên quan đến thuốc lá và 600.000 người chết do phơi nhiễm với khói thuốc lá thụ động. Việt Nam là quốc gia nằm trong nhóm 15 nước có số người hút thuốc lá nhiều nhất thế giới, với số tiền mà người dân chi mua thuốc lá là 31.000 tỷ đồng vào năm 2015.
Không chỉ tốn tiền, hút thuốc còn gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm dẫn đến tử vong chủ yếu ở nhóm tuổi lao động (từ 30 – 69 tuổi), khiến nhiều gia đình mất đi lao động chính và đây là một nguyên nhân dẫn đến đói nghèo. Nhiều căn bệnh do thuốc lá gây ra đang là vấn đề nan giải, tỷ lệ ung thư phổi cao gấp 10 – 20 lần; bệnh mạch vành nguy cơ tăng 10 – 15 lần, gây nhồi máu cơ tim; xơ vữa động mạch cao hơn 1,5 – 2 lần; tai biến mạch máu não cao gấp 2 – 4 lần. Ngoài ra, thuốc lá còn là tác nhân gây xuất huyết não, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; làm giảm khả năng sinh dục, gây bất lực; tăng nguy cơ vô sinh ở cả 2 giới; nguy cơ sảy thai ở phụ nữ hút thuốc cao gấp 3 lần so với phụ nữ không hút thuốc; thai chết lưu; giảm cân nặng trẻ sơ sinh từ 200g – 400g… Chỉ tính riêng trong năm 2015, tổng chi phí điều trị và tổn thất do sử dụng thuốc lá gây ra tại Việt Nam là hơn 23.000 tỷ đồng. Số người tử vong do các bệnh về thuốc lá mỗi năm ở nước ta lên đến hơn 40.000 người, gần gấp 4 lần số tử vong vì tai nạn giao thông đường bộ. Bác sĩ Tuấn Lâm cảnh báo, nếu trong tương lai Việt Nam không áp dụng các biện pháp kiểm soát thuốc lá kịp thời thì số người chết vì thuốc lá vào năm 2030 sẽ tăng lên 70.000 người.
Theo bác sĩ Võ Thị Bạch Sương, giảng viên Trường Đại học Y Dược TPHCM, trong khói thuốc lá có chứa 7.000 chất hóa học, trong đó có 69 chất gây ung thư. Khi hút thuốc sẽ tạo ra các gốc tự do gây hại, chất oxit carbon trong khói thuốc sẽ làm rối loạn vận chuyển oxy từ hồng cầu đến tế bào. Những chất kích thích sẽ làm loạn luân chuyển bộ máy hô hấp. Thuốc lá chính là “bạn đường” của ung thư, là bạn của các loại bệnh nhiễm siêu vi.
Khó xử lý vi phạm
Măc dù nhiều người đã nhận thức được tác hại của khói thuốc lá gây ra với cộng đồng và có nhiều quy định để ngăn chặn việc hút thuốc lá, đặc biệt là cấm quảng cáo cho thuốc lá, nhưng tỷ lệ vi phạm quy định vẫn rất cao. Theo bác sĩ Phan Thị Hải, Phó Giám đốc Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá (Bộ Y tế), giá thuốc lá ở Việt Nam hiện còn quá rẻ so với các nước trên thế giới, thuốc lá đang được bày bán tràn lan, mọi người có thể dễ dàng mua ở mọi nơi, gây khó khăn trong nỗ lực cai nghiện thuốc lá, giảm tỷ lệ hút thuốc lá ở nước ta.
Tại TPHCM, sau 4 năm thực thi Luật Phòng chống tác hại thuốc lá đã có nhiều chương trình, dự án nhằm hạn chế số người hút thuốc lá, như xây dựng mô hình không thuốc lá tại 24 phường, xã; hơn 350 nhà hàng, khách sạn cấm hút thuốc lá; 17 điểm du lịch, quán ăn, quán karaoke không thuốc lá; nhiều bệnh viện, trường học không thuốc lá…. Tại các địa điểm công cộng, bảng hiệu cấm hút thuốc lá, thông tin về tác hại của thuốc lá cũng xuất hiện dày đặc. Thế nhưng, điều quan trọng là với một thói quen khó từ bỏ thì việc cấm trên bảng không mấy hiệu quả. Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng này là việc khó xử phạt vi phạm hành chính với người hút thuốc nơi công cộng, chỉ đang dừng lại ở biện pháp nhắc nhở và cảnh cáo.
Theo bác sĩ Trịnh Văn Hiệp, Ban chủ nhiệm Chương trình Phòng chống tác hại thuốc lá thuộc Sở Y tế TPHCM, việc xử phạt hiện nay đang gặp trở ngại. Theo quy định, việc xử phạt sẽ do các cơ quan thanh tra liên ngành về y tế từ trung ương tới địa phương; cơ quan quản lý thị trường; cơ quan công an và UBND các cấp thực hiện. Tuy nhiên, do lực lượng chuyên trách còn mỏng, trong khi việc hút thuốc diễn ra quá nhanh, nên khó kiểm soát hết. Các đơn vị quản lý những địa điểm công cộng như trường học, bệnh viện, bến xe thì không có quyền xử phạt người hút thuốc.
Theo Thạc sĩ – bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm, đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, mỗi năm thế giới có khoảng 6 triệu người chết do các bệnh liên quan đến thuốc lá và 600.000 người chết do phơi nhiễm với khói thuốc lá thụ động. Việt Nam là quốc gia nằm trong nhóm 15 nước có số người hút thuốc lá nhiều nhất thế giới, với số tiền mà người dân chi mua thuốc lá là 31.000 tỷ đồng vào năm 2015.
Không chỉ tốn tiền, hút thuốc còn gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm dẫn đến tử vong chủ yếu ở nhóm tuổi lao động (từ 30 – 69 tuổi), khiến nhiều gia đình mất đi lao động chính và đây là một nguyên nhân dẫn đến đói nghèo. Nhiều căn bệnh do thuốc lá gây ra đang là vấn đề nan giải, tỷ lệ ung thư phổi cao gấp 10 – 20 lần; bệnh mạch vành nguy cơ tăng 10 – 15 lần, gây nhồi máu cơ tim; xơ vữa động mạch cao hơn 1,5 – 2 lần; tai biến mạch máu não cao gấp 2 – 4 lần. Ngoài ra, thuốc lá còn là tác nhân gây xuất huyết não, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; làm giảm khả năng sinh dục, gây bất lực; tăng nguy cơ vô sinh ở cả 2 giới; nguy cơ sảy thai ở phụ nữ hút thuốc cao gấp 3 lần so với phụ nữ không hút thuốc; thai chết lưu; giảm cân nặng trẻ sơ sinh từ 200g – 400g… Chỉ tính riêng trong năm 2015, tổng chi phí điều trị và tổn thất do sử dụng thuốc lá gây ra tại Việt Nam là hơn 23.000 tỷ đồng. Số người tử vong do các bệnh về thuốc lá mỗi năm ở nước ta lên đến hơn 40.000 người, gần gấp 4 lần số tử vong vì tai nạn giao thông đường bộ. Bác sĩ Tuấn Lâm cảnh báo, nếu trong tương lai Việt Nam không áp dụng các biện pháp kiểm soát thuốc lá kịp thời thì số người chết vì thuốc lá vào năm 2030 sẽ tăng lên 70.000 người.
Theo bác sĩ Võ Thị Bạch Sương, giảng viên Trường Đại học Y Dược TPHCM, trong khói thuốc lá có chứa 7.000 chất hóa học, trong đó có 69 chất gây ung thư. Khi hút thuốc sẽ tạo ra các gốc tự do gây hại, chất oxit carbon trong khói thuốc sẽ làm rối loạn vận chuyển oxy từ hồng cầu đến tế bào. Những chất kích thích sẽ làm loạn luân chuyển bộ máy hô hấp. Thuốc lá chính là “bạn đường” của ung thư, là bạn của các loại bệnh nhiễm siêu vi.
Khó xử lý vi phạm
Măc dù nhiều người đã nhận thức được tác hại của khói thuốc lá gây ra với cộng đồng và có nhiều quy định để ngăn chặn việc hút thuốc lá, đặc biệt là cấm quảng cáo cho thuốc lá, nhưng tỷ lệ vi phạm quy định vẫn rất cao. Theo bác sĩ Phan Thị Hải, Phó Giám đốc Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá (Bộ Y tế), giá thuốc lá ở Việt Nam hiện còn quá rẻ so với các nước trên thế giới, thuốc lá đang được bày bán tràn lan, mọi người có thể dễ dàng mua ở mọi nơi, gây khó khăn trong nỗ lực cai nghiện thuốc lá, giảm tỷ lệ hút thuốc lá ở nước ta.
Tại TPHCM, sau 4 năm thực thi Luật Phòng chống tác hại thuốc lá đã có nhiều chương trình, dự án nhằm hạn chế số người hút thuốc lá, như xây dựng mô hình không thuốc lá tại 24 phường, xã; hơn 350 nhà hàng, khách sạn cấm hút thuốc lá; 17 điểm du lịch, quán ăn, quán karaoke không thuốc lá; nhiều bệnh viện, trường học không thuốc lá…. Tại các địa điểm công cộng, bảng hiệu cấm hút thuốc lá, thông tin về tác hại của thuốc lá cũng xuất hiện dày đặc. Thế nhưng, điều quan trọng là với một thói quen khó từ bỏ thì việc cấm trên bảng không mấy hiệu quả. Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng này là việc khó xử phạt vi phạm hành chính với người hút thuốc nơi công cộng, chỉ đang dừng lại ở biện pháp nhắc nhở và cảnh cáo.
Theo bác sĩ Trịnh Văn Hiệp, Ban chủ nhiệm Chương trình Phòng chống tác hại thuốc lá thuộc Sở Y tế TPHCM, việc xử phạt hiện nay đang gặp trở ngại. Theo quy định, việc xử phạt sẽ do các cơ quan thanh tra liên ngành về y tế từ trung ương tới địa phương; cơ quan quản lý thị trường; cơ quan công an và UBND các cấp thực hiện. Tuy nhiên, do lực lượng chuyên trách còn mỏng, trong khi việc hút thuốc diễn ra quá nhanh, nên khó kiểm soát hết. Các đơn vị quản lý những địa điểm công cộng như trường học, bệnh viện, bến xe thì không có quyền xử phạt người hút thuốc.
Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá sẽ tập trung đẩy mạnh tuyên truyền việc thực thi quy định cấm hút thuốc lá tại các nơi công cộng, chú trọng các khu vực trong khách sạn, nhà hàng, nơi làm việc. Bên cạnh đó, tiếp tục nhân rộng mô hình không khói thuốc lá, đồng thời đề xuất Chính phủ và Quốc hội đánh giá tác động của việc tăng thuế thuốc lá hiện nay.
Bác sĩ PHAN THỊ HẢI
THÀNH AN (SGGP)
Bình luận (0)