Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Giám sát việc thực hiện quyền, lợi ích của người lao động

Tạp Chí Giáo Dục

Đây là yêu cu ca Ch tch Quc hi Vương Đình Hu ti Din đàn Ngưi lao đng 2023 vi ch đ “Hoàn thin chính sách, pháp lut liên quan đến ngưi lao đng và t chc công đoàn”. Din đàn t chc tun qua ti tòa nhà Quc hi vi s tham gia ca 500 đi biu đi din cho hơn 52,5 triu công nhân, viên chc ngưi lao đng trên cc.


Ch tch Quc hi Vương Đình Hu phát biu ti din đàn

Tại diễn đàn, ông Nguyễn Đình Khanh – Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam – đã trình bày báo cáo tổng hợp ý kiến công nhân, viên chức người lao động trên cả nước. Theo đó có khoảng 4.600 ý kiến liên quan đến 45 nhóm vấn đề lớn. Ngoài ra còn có 21 lượt ý kiến đại diện cho đoàn viên công đoàn, người lao động phát biểu trực tiếp…

Tham dự và phát biểu tại diễn đàn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, qua tổng hợp ý kiến chung của người lao động và trao đổi, thảo luận cho thấy các ý kiến đã phản ánh sát, đúng tình hình đời sống, việc làm, tâm tư, tình cảm, mối quan tâm của đoàn viên, người lao động trên cả nước; những bất cập trong quá trình thực thi chính sách, pháp luật khiến đoàn viên, công nhân, người lao động còn băn khoăn, bức xúc liên quan đến các nhóm vấn đề như: tạo việc làm, duy trì việc làm bền vững, nâng cao thu nhập, đời sống và cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề của người lao động; các cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng và tiếp cận về nhà ở, thiết chế văn hóa cho công nhân; vấn đề an sinh xã hội, chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; chính sách thu hút người lao động và đào tạo, nâng cao trình độ kỹ năng nghề; chính sách trong các ngành đặc thù như giáo dục, y tế…

Các ý kiến cũng phản ánh thực tiễn thi hành và góp ý sâu sắc, cụ thể mong muốn của công đoàn, người lao động đối với các dự án luật liên quan mật thiết, “sát sườn” đến quyền và lợi ích của người lao động như: Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Nhà ở, Luật Công đoàn, Luật Việc làm, Luật An toàn vệ sinh lao động, Luật Đất đai…

“Đây đều là các ý kiến rất cụ thể, thiết thực, nói lên tâm tư, nguyện vọng chính đáng của người lao động, thể hiện tinh thần trách nhiệm của giai cấp công nhân đối với việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền, xã hội chủ nghĩa Việt Nam, của dân, do dân, vì dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Mong ngưi lao đng tiếp tc phát huy vai trò ca giai cp công nhân

Chủ tịch Quốc hội cho biết, các mục tiêu 100 năm của đất nước là đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, Việt Nam trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước, Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Đây là khát vọng, mục tiêu rất lớn nhưng không phải chúng ta không thể làm được, cần phải có sự vào cuộc, đóng góp của 52,5 triệu người lao động trên khắp cả nước.

Chủ tịch Quốc hội bày tỏ mong muốn người lao động đóng góp nhiều hơn nữa, hiến kế, đề xuất không chỉ về xây dựng pháp luật mà còn cả về quản trị đất nước, quản trị địa phương, quản trị doanh nghiệp. Mong tập thể đoàn viên, người lao động sẽ tiếp tục phát huy vai trò, truyền thống lịch sử, đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân, thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; hăng say thi đua lao động sản xuất, tăng năng suất lao động, tích cực nâng cao nhận thức, trình độ, tay nghề đáp ứng với yêu cầu công việc; tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm chống lãng phí hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…

Theo Chủ tịch Quốc hội, thời gian qua, với sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành, các tổ chức hữu quan, đời sống của công nhân, viên chức, người lao động đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên trên thực tế, đời sống và việc làm của một bộ phận đoàn viên, công nhân, người lao động vẫn còn khó khăn, nhất là trong bối cảnh đất nước chịu tác động nặng nề từ “khủng hoảng kép” do dịch Covid-19 và bối cảnh thế giới mang lại như khủng hoảng năng lượng, lương thực, các vấn đề khác do xung đột địa chính trị tạo ra.

Mặc dù hệ thống pháp luật liên quan đến người lao động và tổ chức công đoàn đã không ngừng được hoàn thiện, khá đầy đủ song vẫn còn có các quy định mâu thuẫn, chồng chéo, chưa sát thực tiễn, một số quy định đã lạc hậu cần phải tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện để phù hợp với quá trình phát triển và biến động, đòi hỏi của thực tiễn. Cùng với đó, việc thực thi pháp luật ở một số nơi, một số thời điểm chưa nghiêm, còn xảy ra vi phạm, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động. Công tác giám sát của các cơ quan tổ chức hữu quan cũng chưa được thường xuyên, hiệu lực, hiệu quả còn hạn chế. Hoạt động của tổ chức công đoàn các cấp vẫn còn gặp nhiều khó khăn…


500 đi biu đi din cho khong 52,5 triu công nhân, viên chc ngưi lao đng trên c nưc tham d din đàn

Theo đó, đối với những vấn đề bất cập, bức xúc mà cử tri nêu tại Diễn đàn Người lao động 2023 – cuộc tiếp xúc cử tri chuyên đề đặc biệt, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan của Quốc hội, các bộ, ngành tổng hợp, tiếp thu, khẩn trương giải quyết, nhất là trong 45 nhóm vấn đề lớn từ hơn 4.600 ý kiến được tổng hợp gửi đến diễn đàn. Đồng thời, đề nghị các cơ quan thực hiện nghiêm túc những vấn đề đã trao đổi, thống nhất tại diễn đàn, tổ chức giám sát việc thực hiện các nội dung kiến nghị về quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động.

Bên cạnh một số vấn đề kiến nghị đã thuộc chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XV, một số vấn đề khác chưa có trong chương trình, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan của Quốc hội phối hợp với Chính phủ và các cơ quan, tổ chức hữu quan tiếp tục nghiên cứu đề xuất để nếu thấy cần thiết thì báo cáo với Quốc hội điều chỉnh, bổ sung Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.

T.Ban

Bình luận (0)