Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Sáng chế mô hình phân loại hành lý

Tạp Chí Giáo Dục

Nhm giúp vic phân loi hành lý sân bay din ra t đng, không cn nhân viên trc cân và phân loi, mt nhóm sinh viên Trưng ĐH Quc tế Hng Bàng đã nghiên cu và thc hin thành công mô hình “H thng băng chuyn phân loi hành lý sân bay s dng RFID”.


Các thành viên trong nhóm gii thiu mô hình vi khách tham quan

Mô hình trên được các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực logistics đánh giá cao vì mang tính ứng dụng thiết thực như tiết kiệm thời gian, nhân sự, đặc biệt là đóng góp vào việc phát triển ngành hàng không ở nước ta.

Tiết kim thi gian và nhân lc

Có nhiều cơ hội đi máy bay nên các bạn trẻ nhận thấy rằng, việc phân loại hành lý đầu vào tại sân bay ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế. Việc phân loại hành lý đang thực hiện một cách bán tự động, sử dụng barcode (mã vạch) và máy quét là chủ yếu, do đó cần phải có nhân viên cân và phân loại hành lý trước khi lên máy bay. Việc này không chỉ gây mất thời gian, tốn nguồn nhân lực mà đôi lúc còn xảy ra những sự cố như làm hư hỏng, nhầm, thất lạc hành lý của hành khách… Nhận thấy được bất cập đó, 6 sinh viên năm nhất Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng gồm: Đặng Thị Thanh Ngân, Đặng Chí Cường, Nguyễn Hoàng Gia Huy, Tạ Ngọc Phụng, Võ Hoàng Anh và Nguyễn Thị Thúy Quỳnh đã cùng nhau lập nhóm nghiên cứu “Hệ thống băng chuyền phân loại hành lý sân bay sử dụng RFID”, tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách lẫn các hãng hàng không khi cân và phân loại hành lý trước khi lên máy bay. Theo Đặng Chí Cường, RFID là một loại thẻ gắn chíp và ăng-ten. Thẻ RFID có thể thay thế cho mã vạch trên các sản phẩm có bán tại các siêu thị bán lẻ. Thay vì phải đưa thiết bị vào sát mã vạch để quét, RFID cho phép thông tin có thể được truyền qua những khoảng cách nhỏ mà không cần một tiếp xúc vật lý nào cả. Khi áp dụng “Hệ thống băng chuyền phân loại hành lý sân bay sử dụng RFID”, hệ thống cân sẽ cân và trả kết quả ra màn hình LCD. Nếu khối lượng không nằm trong ngưỡng cho phép thì hệ thống sẽ thông báo rằng “hành lý không hợp lệ” và hành lý không được đưa xuống băng chuyền. Nếu khối lượng nằm trong ngưỡng cho phép thì động cơ bước sẽ gạt hành lý xuống băng chuyền. Tại đầu băng chuyền có gắn đầu đọc RFID, hành lý hợp lệ mang mã RFID phù hợp sẽ thông báo cho hệ thống hiển thị mã cổng lên màn hình LCD (A, B, hoặc C) và tiến hành phân loại tương ứng.

Tránh t tp đông ngưi

Quy trình cân và phân loại hành lý bằng thẻ RFID diễn ra nhanh chóng, chính xác. Cụ thể, đối với hành lý mang mã của cổng B thì sau khi nhận được mã RFID ngay lập tức động cơ bước sẽ tiến hành quay và gạt hành lý xuống đúng ngay cổng B. Còn hành lý mang mã của cổng A thì sau khi đọc mã xong sẽ đưa về bộ xử lý để lưu thông tin, khi hành lý đến gần cổng A thì cảm biến sẽ tiến hành nhận diện vật cản và thông báo về bộ xử lý để tiến hành cho động cơ bước quay và gạt hành lý xuống cổng A. Riêng hành lý mang mã của cổng C thì sau khi đọc mã xong, bộ xử lý sẽ tiến hành cho động cơ bước và cảm biến ngưng hoạt động để hàng có thể thuận tiện đi đến cổng C ở cuối băng chuyền… “Hệ thống đảm bảo không xảy ra tình trạng hư hỏng, nhầm lẫn hay thất lạc hành lý của khách. Ngoài ra, hệ thống này không cần nhiều nhân viên trực, hay hành khách phải chờ đợi cân hành lý mà hành khách chỉ cần đưa hành lý vào rồi ra cổng đợi nhận lại là được. Do đó tránh được tình trạng tụ tập đông người, lây nhiễm bệnh qua đường hô hấp, nhất là các loại dịch bệnh nguy hiểm như Covid-19”, một thành viên trong nhóm khẳng định.


Mô hình “H
 thng băng chuyn phân loi hành lý sân bay s dng RFID”

“H thng đm bo không xy ra tình trng hư hng, nhm ln hay tht lc hành lý ca khách. Ngoài ra, h thng này không cn nhiu nhân viên trc, hay hành khách phi ch đi cân hành lý mà hành khách ch cn đưa hành lý vào ri ra cng đi nhn li”, mt thành viên trong nhóm khng đnh. 

Theo các thành viên, dù đã thực hiện thành công mô hình nhưng mô hình vẫn còn một số hạn chế như tốc độ xử lý khá chậm, chưa mô phỏng được yếu tố ngẫu nhiên ngoài thực tế, đồng thời tính thẩm mỹ chưa cao. Tuy nhiên, so với việc quét mã vạch và máy quét như ở các sân bay hiện nay thì quy trình thực hiện cân và phân loại hành lý nhanh hơn, có thể xử lý hàng chục thẻ RFID trong một giây. “Về mức độ bảo mật, dùng mã vạch thực sự đơn giản và có thể dễ dàng sao chép hoặc giả mạo trong khi RFID là duy nhất và khó có thể sao chép với công nghệ hiện nay”, Đặng Chí Cường cho biết. Không chỉ vậy, độ bền của thẻ RFID cũng cao hơn mã vạch do các mạch của RFID được thiết kế bao bọc bởi một lớp vật liệu bên ngoài, còn mã vạch thì phải dán trực tiếp trên bề mặt sản phẩm, do đó dễ bị xước, nhàu hoặc rách.

Đặng Thị Thanh Ngân (trưởng nhóm) cho biết trong quá trình thực hiện nhóm gặp không ít khó khăn, tuy nhiên nhờ sự hướng dẫn tận tình của thầy cô, sự đoàn kết và quyết tâm của các thành viên trong nhóm, cuối cùng sản phẩm cũng đã hoàn thiện. Sắp tới các thành viên sẽ tiếp tục nghiên cứu, nâng cấp để hệ thống hoạt động tốt hơn nhằm đưa vào ứng dụng thực tế.

Bài, ảnh: H Trinh

Bình luận (0)