Sự kiện giáo dụcTin tức

Trò chuyện với bộ trưởng “hồn nhiên” nhất trước Quốc hội

Tạp Chí Giáo Dục

Tự nhận mình là người "vất vả", trải qua nhiều cương vị công tác ở địa phương rồi đến bộ chuyên ngành, nhưng Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu cười sảng khoái khi nghe nhận xét ông là bộ trưởng "hồn nhiên" nhất trong các phiên chất vấn ở Quốc hội. Mục tiêu lớn nhất trong năm nay mà ông tiết lộ là bảo vệ thành công đề án tăng thu nhập của các bác sĩ.

Cuộc trò chuyện đầu năm với Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu được bắt đầu từ mớ rau muống.

Bộ Y tế không chỉ chịu trách nhiệm về sức khỏe của 86 triệu dân, mà còn của hơn 1 triệu cháu bé trong bụng mẹ nữa. Khác với ngành khác, Bộ phải làm việc 24/24 tiếng, 365/365 ngày. Ngành khác sơ suất có thể làm lại được nhưng ngành y thì không. Bác sỹ, y tá 100 ngày có 98 ngày phục vụ tốt, chỉ 2 ngày có thể do lý do cá nhân nào đó, ứng xử với bệnh nhân không đúng thì người ta không chấp nhận thái độ người thầy thuốc. Trước đau khổ của bệnh nhân, anh không thể quát mắng, nhũng nhiễu, không thể có tiền anh mới phục vụ tốt, mới thay băng đúng quy trình được. 

Nghị quyết 46 của Bộ Chính trị đã nói rõ nghề y là nghề đặc biệt, đào tạo, đãi ngộ đặc biệt. Nhưng thật ra đến bây giờ cũng chưa có đãi ngộ gì đặc biệt cả. Lương thì ra trường học 6 năm cũng như 4 năm, sản phẩm của ngành y là sức khỏe con người nhưng cũng 3 – 4 năm lên lương một lần. Trong khi ở các nước, hệ số lương của thầy thuốc khác. Chính vì vậy, một mặt, vi phạm y đức thì không có lý do gì để bào chữa, kể cả anh lương thấp, anh quá tải, nhưng mặt khác, phải cảm thông, chia sẻ với anh em.

Ngành y tế còn được giao làm thường trực Ban chỉ đạo VSATTP, mà công tác này không của riêng ngành nào cả. Pháp lệnh của Thường vụ Quốc hội quy định có 4 ngành chịu trách nhiệm chính: Y tế, nông nghiệp, công thương và UBND tỉnh. Cũng như trả lời chất vấn vừa rồi ở QH, Thủ tướng nói không thể bắt ngành y tế đi hướng dẫn dân trồng rau sạch được, mà phải là Bộ Nông nghiệp & PTNT.

Muốn có rau sạch, phải giám sát từ gốc, bón phân gì, dùng nước gì để tưới… Những khâu này mà không chuẩn thì đến y tế xét nghiệm một mớ rau muống hết 3 triệu, không thể có tiền mà xét nghiệm hết được. Quản thì phải quản từ gốc, chứ xét nghiệm chỉ là xác suất thôi.

Đầu tư của ta lại rất thấp. Thái Lan gấp 16 lần ta, Mỹ gấp 120 lần. Nước nghèo thì ngành y tế cũng nghèo, cái này ngành cũng rất chia sẻ với Chính phủ, khắc phục phải dần dần. 

Tôi đã trải qua 4 khóa HĐND TP Hà Nội, mà Hà Nội là đất nước thu nhỏ, đại biểu HĐND TP khó tính lắm, có người là thứ trưởng, nhà khoa học, hiệu trưởng trường đại học… Nhờ thế, tôi cũng có kinh nghiệm là phải hết sức chân thành, cởi mở, chủ động và tích lũy vốn thực tiễn. 

Ở những diễn đàn như HĐND hay QH, nói là phải có thực tiễn, chứ chỉ dựa vào sách vở thì không đủ. Các đại biểu mang đến những câu hỏi rất đời thường thôi, mà anh trả lời theo kiểu hàn lâm viện thì chưa chắc đã "ăn", hàn lâm viện để dự hội thảo quốc tế thôi, trong khi HĐND và QH là diễn đàn mà thành phần khác nhau, thậm chí trình độ rất khác nhau, cho nên phải nói hết sức cụ thể, đi thẳng vào vấn đề, nói có căn cứ, có số liệu, thậm chí có những ví dụ sinh động.

Vừa rồi chẳng hạn, tôi lấy quy trình từ trang trại đến bàn ăn để nói về VSATTP thì ai cũng thấy dễ hiểu, thấy đúng là trang trại thì của "ông" nông nghiệp, chế biến là của công thương, bàn ăn mới là "ông" y tế.  

Rõ ràng một anh lính chiến trận nhiều bao giờ cũng gan dạ, can trường hơn, tôi không nghĩ các ông ấy yếu hay kém, nhưng có người đến lúc làm bộ trưởng chỉ ở một bộ ấy thôi, còn tôi, số vất vả, xông pha trận mạc nên có 4 khóa HĐND, 3 khóa Thành ủy và 2 khóa UBND TP, trong đó một khóa làm phó chủ tịch và một khóa làm chủ tịch nên có thực tiễn nhiều. 

Tôi vẫn giữ nguyên đề nghị ấy. Nó đã được thông qua ở Chính phủ, hiện đang ở trên bàn Bộ Chính trị. Nội dung chủ yếu là đổi mới chính sách viện phí, tức là người nghèo, trẻ em, người dân tộc, người thuộc diện chính sách, có công với cách mạng được miễn, còn lại theo mức khác nhau thì phải trả viện phí đó, tối đa là tính đúng, tính đủ, ví dụ mổ ruột thừa mất 2 triệu đồng thì phải trả cả 2 triệu. Như thế vừa có đóng góp của nhân dân để y tế phát triển, vừa thực hiện chính sách xã hội.

Bộ trưởng Y tế "vi hành" ngay sau khi nhậm chức tháng 8/2007.

Ngân sách dành cho y tế của VN đứng thứ 184/191 quốc gia, năm 2007 khoảng 6,9% trong khi giáo dục là 20%. Về cơ cấu, trong 100 đồng chi cho y tế, dân chi 60 đồng, Nhà nước chi 30 đồng, còn lại là viện trợ quốc tế. Chúng tôi mong muốn dần dần phải là 50-50, tức là dân đóng góp 50 đồng, Nhà nước chi 50 đồng. 

Thu nhập của y bác sĩ còn thấp lắm. Ở Singapore trực 1 đêm được 70 đôla, ta có 45.000 đồng, chưa đầy 3 đôla, mà đấy là bệnh viện đặc biệt đấy. Riêng Angola thì không theo được. Tôi đi cùng Tổng Bí thư, nghe họ nói cứ tưởng nhầm, cứ hỏi đi hỏi lại, trực 1 ngày đêm được 400 đôla, riêng tiền mổ tính riêng nữa.

Các chuyên gia của ta đi Angola về báo cáo với Bộ trưởng hết sức đầy đủ, chỉ riêng tiền trực không báo cáo (cười). Ở Cuba hay Nga cũng vậy, bác sĩ có bạn gái rủ đi chơi, nhờ đồng nghiệp VN trực, bác sĩ VN sẵn sàng giúp đỡ "đội bạn" ngay.  

Tôi đề nghị thế này, lương thì phải theo quy định chung, bởi vì nếu tăng lương cho y tế thì các ngành khác họ cũng đề nghị theo ngay, nhưng đúng như chị nói, phải tăng thu nhập. Trực đêm phải tăng, ít ngành phải trực đêm nên người ta không tị được, phẫu thuật phải tăng lên, chứ hiện phẫu thuật loại 1, ra trường hai, ba chục năm mới làm được, mỗi ca có 75 nghìn.  

Theo tôi, với thời giá bây giờ, bác sĩ phẫu thuật chính một ca phải được hưởng 400-500 nghìn đồng mới xứng đáng.  

Tháng 11 năm ngoái, tôi trình bày đề án và đã thành công là QH phê chuẩn cho trái phiếu 17 ngàn tỷ đồng để nâng cấp 621 bệnh viện tuyến huyện, năm nay đã bắt đầu giải ngân được mấy ngàn tỷ rồi. Thứ hai, Nghị quyết 18 của QH sẽ dành 20-25 ngàn tỷ để nâng cấp, sửa chữa các bệnh viện tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa và các bệnh viện chuyên khoa của các tỉnh còn lại: ung thư, sản, nhi, lao và tâm thần. Chắc chắn đã có hai dấu ấn ở trong tầm tay rồi, vì QH đã phê rồi. 

Hai nơi đường trơn như nhau cả thôi. Làm Chủ tịch HN thì thích chứ, sắp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long rồi. Nhưng Đảng, Nhà nước phân công thì mình phải thực hiện, mà lên đây cũng có nhiều niềm vui, khi sửa xong 621 bệnh viện huyện, rồi bệnh viện tỉnh nữa chẳng hạn.

Tôi đang tìm nguồn kinh phí 1 tỷ đôla nâng cấp công suất đào tạo 8 trường đại học. Tôi đang có đề án trình lên bàn Thủ tướng rồi, xây dựng trung tâm kiểm nghiệm VSATTP quốc gia và 4 trung tâm khu vực, ở Cần Thơ, TP.HCM, Đăk Lăk và Đà Nẵng, đủ sức để đảm bảo chất lượng hàng xuất khẩu và nhập khẩu, hàng xuất đi không bị trả lại, nhập vào không bị lọt lưới.  

Bộ thì chuyên ngành còn thành phố thì sang việc. Ở Hà Nội, phải bao quát từ chuyện kẹt xe, cho đến trường học, bệnh viện, người ăn xin, môi trường, rác thải, GDP tăng bao nhiêu, FDI như thế nào, chiêu hiền đãi sĩ… Không việc nào nhẹ cả, việc nào sơ sểnh cũng "chết".

Ngày Tết chẳng hạn, bao nhiêu năm nay tôi không đón giao thừa ở nhà, ngày trước, làm Chủ tịch TP thì bao giờ 1 rưỡi đêm mới về. Sau giao thừa là phải kiểm tra, nhắc nhở làm vệ sinh Bờ Hồ, vì sáng 1 Tết, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước hay xuống chúc Tết TP.

Đêm giao thừa rác rất nhiều, nhưng với sự chỉ đạo sâu sát của tôi, sáng mùng 1 bao giờ cũng sạch bong. Làm Chủ tịch sợ nhất là sáng 1 Tết tan hoang như chợ hoa hôm nọ, chỉ cần người lãnh đạo sơ sểnh một chút là có vấn đề ngay.

Vân Anh ( Theo vnn ) 
 

– Như vậy, Bộ Y tế cũng là nơi để Bộ trưởng thể hiện những ý tưởng của mình?

– Có bao giờ ông nghĩ giá mình vẫn làm Chủ tịch Hà Nội thì sung sướng hơn bao nhiêu?

Làm bộ trưởng hay chủ tịch TP – đường trơn như nhau  

– Ông có nghĩ nếu thành công ở đề án này, mình sẽ ghi dấu ấn ở ngành?

– Theo ông, phải tăng lên bao nhiêu

– Bộ trưởng có đặt ra mục tiêu trong nhiệm kỳ của mình phải tăng thu nhập cho y bác sĩ lên bao nhiêu không?

500.000 đồng/ca mổ mới xứng đáng 

– Chúng tôi chia sẻ với ông những trăn trở đó. Thực tế là bất cập trong ngành y thì mọi người dễ thấy, ai cũng có thể kêu ca, vào bệnh viện không được khám chữa bệnh như ý là kêu, nhưng ít người hiểu bác sĩ được đãi ngộ như thế nào, mổ một ca, trực một đêm được hưởng bao nhiêu phụ cấp.

– Quay lại với trăn trở của ông về thu nhập của y, bác sĩ. Trả lời Quốc hội hồi tháng 11/2007, ông từng thẳng thắn đề nghị xem xét lại việc ngân sách cho y tế chỉ bằng 1/3 giáo dục: "Tôi không so bì hay cho rằng ngân sách cho giáo dục cao quá, nhưng QH phải có ý kiến, y bác sĩ vất vả phải có phụ cấp, phải có chế độ đãi ngộ". Ông cũng yêu cầu phải sửa chính sách viện phí, thỏa mãn cả bệnh viện công lẫn bệnh viện tư. Hơn một năm đã trôi qua, giờ đây, ông có còn giữ nguyên những trăn trở đó không?

– Như vậy, những bộ trưởng không có kinh nghiệm ở HĐND như ông sẽ bị căng thẳng hơn khi trả lời chất vấn của Quốc hội?

Gan dạ, can trường vì "chiến trận" nhiều  

Các chuyên gia của ta đi Angola về, báo cáo Bộ trưởng đầy đủ, chỉ riêng tiền trực thì không báo cáo… Ảnh: Lê Anh Dũng

– Ở cương vị "nóng" như vậy, làm thế nào mà ông vẫn giữ được phong cách vui vẻ, chủ động, nhất là trước các câu hỏi hóc búa của các đại biểu Quốc hội?

Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu: Nói là phải có thực tiễn… Ảnh: Lê Anh Dũng

– Thưa ông, Bộ Y tế quản lý là phải đương đầu với những bức xúc hàng ngày, không chỉ là chăm sóc sức khỏe cho 86 triệu dân, mà còn cả chuyện vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) nữa. Là người đứng đầu, ông có nhiều lo lắng?

Xét nghiệm 1 mớ rau: 3 triệu đồng 

Bình luận (0)