Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Đề kiểm tra nhẹ nhàng, vừa sức học sinh

Tạp Chí Giáo Dục

T tun này, hc sinh lp 1 và lp 2 ti TP.HCM bưc vào k kim tra cui hc k I. Trong bi cnh hc trc tuyến sut mt hc k, vic đánh giá đưc các trưng tiu hc thc hin va sc, to s đng viên, khuyến khích hc sinh.


Theo các giáo viên, đ kim tra hc k I năm hc 2021-2022  lp 1 và lp 2 không gây áp lc cho hc sinh

Gim yêu cu cn đt

Với tỷ lệ 95% học sinh lớp 1 và lớp 2 đi học trực tiếp, lãnh đạo Trường Tiểu học Lê Văn Tám (Q.7) cho biết đây là thuận lợi để nhà trường tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh cuối kỳ. Cô Nguyễn Hà Phương Thanh (Hiệu trưởng nhà trường) cho hay, sau 2 tuần ôn tập và thực học, học sinh lớp 1 và lớp 2 đã được giáo viên củng cố lại những kiến thức trong thời gian học trực tuyến, rèn luyện thêm các kỹ năng học tập mà các em còn thiếu hụt. Dù vậy, do thời gian học trực tuyến quá dài nên học sinh mới chỉ cơ bản đạt được các yêu cầu cần đạt, còn kỹ năng thì vẫn rất thiếu hụt – nhất là học sinh lớp 1.

Kỳ kiểm tra học kỳ I lần này sẽ giúp giáo viên nắm bắt, đánh giá được năng lực học tập của học sinh trong quá trình học trực tuyến. Kiến thức chỉ ở mức cơ bản nhất, các yêu cầu cần đạt đều được giảm nhẹ, không tạo áp lực cho học sinh. Cụ thể, theo cô Thanh, các bài toán chỉ xoay quanh những phép tính cơ bản mà học sinh đã được làm quen, kiến thức vận dụng gắn liền với thực tế để học sinh dễ hình dung. Đối với môn tiếng Việt, riêng ở lớp 1 chỉ đặt ra yêu cầu học sinh viết đúng chính tả, rõ ràng chứ không đòi hỏi quá nặng về độ cao con chữ hay chữ viết phải đẹp. Các môn còn lại chỉ nhận xét, khuyến khích giáo viên đánh giá theo hướng động viên, tạo cho học sinh hứng thú khi trở lại trường. “Việc đánh giá học sinh lớp 1 và lớp 2 trong năm học này nếu đòi hỏi quá cao như năm học trước là không phù hợp. Ngay cả việc đánh giá theo Thông tư 27 cũng phải được nhà trường linh hoạt thực hiện để tương thích với bối cảnh học sinh học trực tuyến kéo dài”, cô Thanh thông tin.

“Vic đánh giá hc sinh lp 1 và lp 2 trong năm hc này nếu đòi hi quá cao như năm hc trưc là không phù hp. Ngay c vic đánh giá theo Thông tư 27 cũng phi đưc nhà trưng linh hot thc hin đ tương thích vi bi cnh hc sinh hc trc tuyến kéo dài”, cô Nguyn Hà Phương Thanh (Hiu trưng Trưng Tiu hc Lê Văn Tám, Q.7) cho biết.

Tương tự, học sinh lớp 1 và lớp 2 Trường Tiểu học Nguyễn Huệ (Q.1) cũng chuẩn bị bước vào kỳ kiểm tra học kỳ I. Cô Trần Nguyễn Phương Linh (giáo viên chủ nhiệm lớp 1/1) thông tin, kiến thức trong đề kiểm tra môn tiếng Việt và toán giảm các yêu cầu cần đạt với những nội dung thực tế gần gũi với học sinh. Ngoài ra, còn giảm số câu kiểm tra, chuyển đổi các câu hỏi đơn giản. Các môn còn lại sẽ không làm bài kiểm tra định kỳ mà được đánh giá trong suốt quá trình học đến thời điểm cuối học kỳ I. Việc đánh giá sẽ được giáo viên ghi nhận qua thái độ học tập, khả năng tương tác và việc học sinh hoàn thành nhiệm vụ. Chia sẻ thêm, cô Linh cho hay, trong 2 tuần đầu đến trường, học sinh đã được tiếp cận làm quen với các dạng đề kiểm tra. Dù hào hứng khi được học trực tiếp song do thời gian học trực tuyến kéo dài, những em ít có sự quan tâm của ba mẹ thì năng lực tiếp thu còn chậm. Do đó, phương pháp dạy học thời điểm này của giáo viên buộc phải thay đổi, vừa dạy vừa phòng dịch, vừa kích thích học sinh đến trường. Với những học sinh tiếp thu chậm sẽ hay được gọi để tương tác, gia tăng thêm kỹ năng học tập. “Việc dạy học được thiết kế thông qua các trò chơi, sử dụng nhiều tranh ảnh, thực hành là chính để tạo sự tương tác của học sinh với thầy cô. Đặc biệt, để học sinh ham thích việc học, giáo viên không ngừng khen ngợi động viên các em mỗi ngày, mỗi tuần có thư khen thưởng. Khi các em đã quen việc học trực tiếp thì cũng tự tin làm bài kiểm tra”, cô Linh cho biết.

To mi điu kin đ hc sinh đưc kim tra trc tiếp

Trong nỗ lực bình thường hóa hoạt động dạy và học, việc kiểm tra đánh giá học sinh lớp 1, lớp 2 được các trường tiểu học linh hoạt, tạo mọi điều kiện để các em được kiểm tra trực tiếp. “5% học sinh chưa đến trường đều là đối tượng F0, F1, hay đang ở quê. Trong đó có nhiều em phải chuyển sang học trực tuyến do trong lớp có F0. Để đảm bảo quyền lợi cho học sinh, ngay khi hết thời gian cách ly trở lại trường, các em tiếp tục được giáo viên ôn tập, hệ thống lại kiến thức trước khi làm bài kiểm tra trực tiếp”, cô Nguyễn Hà Phương Thanh cho hay.


Các trưng đm bo mi điu kin đ hc sinh đưc kim tra trc tiếp

Trong khi đó, bà Võ Thị Diễm Phượng (Trưởng phòng GD-ĐT huyện Cần Giờ) thông tin, để không bị động trước các tình huống phát sinh trong dạy và học do ảnh hưởng của dịch Covid-19, đảm bảo quyền lợi cho mọi học sinh, phòng GD-ĐT huyện Cần Giờ đã yêu cầu hiệu trưởng các trường tiểu học xây dựng kế hoạch kiểm tra học kỳ I với những giải pháp linh hoạt, phù hợp với thực tế, đáp ứng các yêu cầu phòng chống dịch. “Vào thời điểm kiểm tra, những học sinh chưa thể đến trường làm bài kiểm tra trực tiếp sẽ được nhà trường tạo điều kiện cho làm bài kiểm tra bổ sung. Tùy theo năng lực tiếp thu của học sinh trong thời gian học trực tuyến mà đề kiểm tra xây dựng phù hợp với chuẩn kiến thức, kỹ năng của học sinh, phát triển năng lực, vừa sức không đánh đố các em. Khuyến khích việc ra đề kiểm tra kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận”, bà Phượng cho biết.

Trước diễn biến dịch phức tạp xuất hiện thêm nhiều tình huống mới, có thể lớp học phải chuyển sang học trực tuyến, cô Lê Thanh Hương (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo, Q.1) chia sẻ, nếu đúng vào thời điểm kiểm tra trực tiếp mà học sinh chưa thể đến trường thì sẽ được nhà trường kiểm tra bổ sung lúc các em đi học lại sau khi được củng cố kiến thức. Xác định học sinh lớp 1 và lớp 2 năm nay chịu nhiều thiệt thòi so với năm học trước, cô Hương cho biết từ phía nhà trường, giáo viên đều không gây áp lực cho các em khi trở lại trường. Bài kiểm tra ở mức nhẹ nhàng, vừa sức, phù hợp với năng lực tiếp thu của học sinh khi học trực tuyến mà giáo viên đã nắm bắt trong 2 tuần các em đến trường. “Về phía phụ huynh cũng không nên tạo áp lực cho con, không vì kết quả bài kiểm tra của con mà nóng vội. Để học sinh hào hứng đến trường, hình thành các thói quen tốt, phát triển năng lực, phụ huynh cần thường xuyên hỗ trợ con rèn kỹ năng, phối hợp với giáo viên chủ nhiệm trong học tập và phòng dịch”, cô Hương nhắn nhủ.

Bài, ảnh: Hoàng Long

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)