Các nhà khoa học cảnh báo 'bệnh nai xác sống' có thể lan sang người sau khi hàng trăm động vật bị nhiễm căn bệnh này ở Mỹ hồi năm ngoái.
Một con nai ở Colorado, Mỹ. AFP/GETTY
"Bệnh nai xác sống", hay bệnh suy mòn mãn tính (CWD), chỉ tình trạng động vật bị chảy nước dãi, hành động chậm chạp, đi đứng loạng choạng, dễ té ngã và ánh mắt vô hồn.
Các nhà khoa học Mỹ năm ngoái đã phát hiện CWD trong khoảng 800 mẫu bệnh phẩm của hươu nai, nai sừng tấm ở khắp tiểu bang Wyoming
Sau thời gian nghiên cứu, giới chuyên gia cảnh báo các chính phủ trên thế giới hãy chuẩn bị cho nguy cơ dịch bệnh CWD lây sang người.
"Chúng tôi đang nói về khả năng diễn ra vụ việc tương tự. Không ai nói rằng chuyện này sẽ xảy ra, nhưng quan trọng là chúng ta cần phải chuẩn bị", tiến sĩ Anderson nhấn mạnh.
Anh đã phải xử lý 4,4 triệu gia súc sau khi dịch bò điên lan rộng trong thập niên 1980 và 1990, do bò được cho ăn thịt và xương động vật mắc bệnh.
Căn bệnh tấn công hệ thần kinh trung ương ở gia súc, khiến chúng có hành vi bất thường, di chuyển khó khăn và giảm thể trọng trước khi tử vong.
Kể từ năm 1995, 178 người đã thiệt mạng do nhiễm biến thể bệnh bò điên.
Năm 2017, Tổ chức Liên minh Đời sống Hoang dã Công cộng ở Mỹ ghi nhận con người mỗi năm đã ăn thịt từ 7.000 đến 15.000 động vật nhiễm CWD.
Con số này dự kiến tăng 20%/năm. Tại bang Wisconsin, tiến sĩ Anderson cho rằng đã có hàng ngàn người ăn thịt hươu nai mắc bệnh.
Theo Thụy Miên/TNO
Bình luận (0)