Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Hè giãn cách rèn luyện và trưởng thành

Tạp Chí Giáo Dục

Mùa hè năm 2021 ca hc sinh TP.HCM din ra trong bi cnh giãn cách do dch Covid-19. Vi mong mun mang đến cho hc sinh mt mùa hè “đc bit” nhiu ý nghĩa, nhiu trưng hc đã m ra các sân chơi b ích, lý thú, qua đó giúp hc sinh rèn luyn, trưng thành.


Giáo viên Trưng THCS Lê Văn Tám (Q.Bình Thnh) “sm vai” hc sinh trong clip “Vui hc tiếng Anh ch đ Covid-19”

“Vitamin mùa hè”

“Chat” với cô Hiệu trưởng là một trong những hoạt động hè thú vị được Trường THCS Minh Đức (Q.1) tổ chức trong mùa hè này, khởi động vào đầu tháng 7. Chương trình nằm trong loạt hoạt động hè với tên gọi “Vitamin mùa hè” nhằm trò chuyện với học sinh, lắng nghe học sinh kể về những việc đã làm trong thời gian nghỉ hè giãn cách. Đây cũng là một cách hỗ trợ tâm lý học sinh, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các em, nắm bắt tình hình học sinh trong thời gian nghỉ hè, từ đó điều chỉnh và nâng cao chất lượng dạy học. Song song đó, Câu lạc bộ Mỹ thuật cũng được Trường THCS Minh Đức mở ra trong hè với 3 giáo viên phụ trách. Câu lạc bộ sẽ mở lớp dạy vẽ vào sáng thứ tư hàng tuần cho học sinh toàn trường với các mảng như vẽ trang trí, vẽ tĩnh vật. Cạnh đó, các lớp dạy phụ đạo, bồi dưỡng văn hóa cho học sinh vẫn được triển khai xuyên suốt mùa hè. Ngoài ra còn có các lớp học bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo ôn tập thi tuyển sinh, phụ đạo học sinh thường…

Thông tin thêm về chương trình hè, cô Trần Thúy An (Hiệu trưởng Trường THCS Minh Đức) cho biết tất cả các hoạt động đều được giáo viên thực hiện miễn phí bằng hình thức trực tuyến với mong muốn mở ra thêm những kênh kết nối, gắn kết với học sinh trong một mùa hè đặc biệt. “Một mùa hè trong điều kiện giãn cách, không có những chuyến đi du lịch, tham quan hay về quê. Một mùa hè mà học sinh chỉ ở trong nhà, không gặp gỡ bạn bè… Các chương trình hè trước hết sẽ giúp học sinh có thêm kênh giải trí, vui chơi bổ ích, lành mạnh, giao lưu với thầy cô, bạn bè; hỗ trợ các em củng cố, ôn lại những kiến thức đã học trước khi bước vào năm học mới”, cô An chia sẻ.

Theo kế hoạch, cô An sẽ gợi ý cho học sinh thêm các sân chơi khác thú vị trong hè như thực hiện clip giới thiệu tài năng đăng trên trang Fanpage trường. Những clip này sẽ được đếm like cùng với sự thẩm định của giáo viên để chấm điểm. “Đúng như tên gọi, nhà trường mong rằng các hoạt động trên sẽ trở thành vitamin bổ ích để học sinh được rèn luyện, vui chơi trong mùa hè, hỗ trợ các em tăng cường thêm sức đề kháng trong điều kiện dịch bệnh còn nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay”, cô An nói.

Trong khi đó, tại Trường THPT Lương Thế Vinh (Q.1), chương trình trải nghiệm hè năm 2021 có chủ đề “Tôi tự giác – Tôi trưởng thành – Tôi hạnh phúc”. Chương trình được tổ chức dưới dạng một chuỗi thử thách bản thân mỗi học sinh để rèn luyện mỗi ngày nhằm hướng đến mục tiêu: học sinh được rèn luyện năng lực tự chủ, tự học và sáng tạo; hình thành trong học sinh tinh thần tự giác, chủ động trau dồi giá trị cho bản thân và lan tỏa những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng. Các chuỗi thử thách luôn thu hút đông đảo học sinh trong trường tham gia. “Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn sẽ hướng dẫn, góp ý với học sinh, giúp các em lập ra danh sách các hoạt động thử thách tính tự giác, chủ động của bản thân, mỗi ngày thực hiện. Các thử thách đó đều có sự đồng hành của phụ huynh, giúp học sinh lớn lên, trưởng thành qua mỗi hoạt động. Theo đó, các thử thách đơn giản chỉ là hoàn thành những mục tiêu nhỏ trong cuộc sống hàng ngày của các em như dậy sớm, giúp đỡ ba mẹ công việc nhà, đọc một cuốn sách… Từng ngày hoàn thành những mục tiêu nhỏ sẽ là cách rèn cho các em tính kiên nhẫn, từng bước hoàn thiện bản thân”, cô Bùi Minh Tâm (Hiệu trưởng nhà trường) cho biết.

Những học sinh hoàn thành thử thách trong suốt mùa hè sẽ được nhà trường trao giấy khen đã tham gia trải nghiệm, thử thách bản thân trong buổi lễ khai giảng năm học mới và được vinh danh trên Fanpage trường… “Mùa hè trong bối cảnh dịch bệnh, không gì khác là học sinh phải tự thích ứng, thích nghi với cuộc sống. Nhưng thích ứng, thích nghi như thế nào thì lại không phải là điều dễ dàng. Chuỗi hành trình trải nghiệm hè với những thử thách bản thân có sự đồng hành, hỗ trợ của thầy cô, phụ huynh sẽ giúp học sinh đặt ra những mục tiêu hàng ngày, vượt qua chính mình từ những điều đơn giản nhất. Từ chính nỗ lực rèn luyện bản thân mỗi ngày để hoàn thành các mục tiêu đặt ra sẽ giúp học sinh hình thành nên những kỹ năng để thích ứng trong cuộc sống.

Giáo viên “sm vai” hc sinh đ tương tác… vi hc sinh

Mùa hè này, học sinh Trường THCS Lê Văn Tám (Q.Bình Thạnh) có cơ hội được trải nghiệm những sân chơi trực tuyến bổ ích như: Vui học tiếng Anh chủ đề Covid-19; vui học online, khoa học vui…, qua đó giúp cho những ngày hè giãn cách trôi qua không nhàm chán. Theo đó, những sân chơi trên được giáo viên “Hoa phượng đỏ” của trường thực hiện bằng các clip và đăng trên Fanpage trường. Qua mỗi clip đều có sự tương tác với học sinh, giúp các em vừa rèn luyện ở nhà, vừa ôn tập lại kiến thức và nhất là nâng cao sức khỏe bản thân trong mùa dịch. “Các clip được xây dựng vui nhộn, gần gũi với học sinh, là những kiến thức đơn giản mà các em đã được học. Thầy cô sẵn sàng “hóa thân” thành học sinh – bằng lứa tuổi với học sinh nhằm tái hiện những câu chuyện trong cuộc sống thường ngày của chính học sinh. Khi xem clip, học sinh sẽ thấy mình trong đó để học tập một cách thích thú, giúp các em ôn lại kiến thức, có sân chơi bổ ích trong những ngày hè. Sau mỗi clip, giáo viên đều có các câu hỏi tương tác với học sinh, và có những phần quà nhỏ tặng cho những em trả lời nhanh nhất, đúng nhất”, thầy Nguyễn Anh Tuấn (Hiệu trưởng nhà trường) chia sẻ.

Theo thầy Tuấn, sân chơi mùa hè được nhà trường thiết kế nhẹ nhàng, phù hợp trong bối cảnh dịch bệnh, để học sinh vừa có một kênh học tập, vui chơi mới mẻ, bổ ích, tương tác giao lưu với thầy cô, bạn bè, vừa ôn lại kiến thức cũ mà không nhàm chán; giúp các em tránh xa các trò chơi game hay quá sa đà vào mạng xã hội. Đồng thời, qua đây cũng rèn cho học sinh tính tự giác tự học, biết chọn lọc các thông tin bổ ích để học.

Trao đổi về việc tổ chức các hoạt động hè trong bối cảnh dịch bệnh, ThS. Lê Minh Huân (giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) nhìn nhận nhà trường cần quan tâm đến đặc điểm tâm lý của từng độ tuổi, từ đó thiết kế hoạt động hè phù hợp, vừa đảm bảo tạo được hứng thú, niềm vui cho học sinh, vừa có tính giáo dục. Trong đó ưu tiên “dạy người”, tập trung vào phát triển giá trị sống, kỹ năng sống. Việc dạy học trực tiếp, hướng dẫn thực hành đối với các nội dung này bình thường đã khó, đòi hỏi sự tâm huyết, chuyên môn và tình yêu học sinh, thì học trực tuyến cần cả khả năng “chế tác và sắm vai”. Muốn học sinh ủng hộ những lớp học trực tuyến thì người dạy phải chuẩn bị công phu từng khâu cho giáo án lên lớp, lối trò chuyện phải gần gũi, cởi mở, lúc nào cần nghiêm phải nghiêm để rèn kỷ luật cho học sinh; lúc cần nhẹ nhàng, vui tươi phải thực sự nhập vai, tốt hơn nữa là thể hiện được sự tự nhiên, khéo léo trong quá trình giáo dục học sinh. Các chủ đề dạy trực tuyến phải thiết thực và thú vị. Thời gian học phù hợp độ tuổi, phương pháp cân nhắc sao cho phong phú, đa dạng nhất có thể.

Bài, ảnh: Thành Nam

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)