Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Phân luồng sau THCS: Cần làm tốt bài toán hướng nghiệp

Tạp Chí Giáo Dục

Đ phân lung hc sinh sau THCS đt hiu qu cn làm tt công tác hưng nghip, giúp ph huynh hiu đưc năng lc hc tp ca hc sinh, hiu rõ h thng giáo dc ngh nghip đ ch đng la chn.


Theo đánh giá, hin công tác phân lung hc sinh sau THCS vn còn gp khó khăn (nh minh ha)

Còn nhiu rào cn

Luật Giáo dục 2019 quy định: Phân luồng trong giáo dục là biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục trên cơ sở thực hiện hướng nghiệp trong giáo dục, tạo điều kiện để học sinh tốt nghiệp THCS, THPT tiếp tục học ở cấp học, trình độ cao hơn hoặc theo học giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động phù hợp với năng lực, điều kiện cụ thể của cá nhân và nhu cầu xã hội, góp phần điều tiết cơ cấu ngành nghề của lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước. Chính phủ quy định chi tiết hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục theo từng giai đoạn phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội. Như vậy, để phân luồng sau THCS hiệu quả, trước hết cần làm tốt công tác hướng nghiệp tại các trường THCS.

Thực tế cho thấy, công tác hướng nghiệp ở bậc THCS thời gian qua dù đã có những khởi sắc song vẫn còn nhiều rào cản. Cụ thể, rào cản trước tiên đến từ quan điểm của phụ huynh khi vẫn luôn cho rằng sau THCS, học sinh cần phải tiếp tục được học lên THPT, việc cho con học nghề sau THCS là thiệt thòi. “Hàng năm, công tác tư vấn phân luồng được nhà trường làm từ đầu năm học lớp 9 thông qua nhiều hình thức, giáo viên chủ nhiệm thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của học sinh cũng như tổ chức cho học sinh trải nghiệm đa dạng các hoạt động nghề nghiệp trong và ngoài nhà trường. Tuy nhiên, đa phần phụ huynh vẫn mong muốn con mình học trường THPT công lập. Tỷ lệ học sinh chủ động chọn hướng học nghề, học GDTX không tham gia thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập rất ít, chỉ khoảng trên dưới 10%”, cô Hứa Thị Diễm Trâm (Hiệu trưởng Trường THCS Hà Huy Tập, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) cho biết.

Theo cô Trâm, công tác tư vấn để phụ huynh hiểu về mục đích phân luồng sau THCS cũng rất khó. Công tác tư vấn của nhà trường, giáo viên chủ nhiệm chỉ dừng ở việc cung cấp thông tin đến phụ huynh, còn quyết định thế nào là do chính phụ huynh, giáo viên không thể ép được. “Có học sinh dù năng lực học tập không cao, thậm chí bản thân học sinh có mong muốn học nghề nhưng gia đình không đồng tình, vì cho rằng như vậy là rất thiệt thòi. Lại có trường hợp khi học sinh có nguyện vọng học nghề thì phụ huynh cho rằng nhà trường… gây sức ép để con mình quyết định học nghề…”, cô Trâm kể.


Mun phân lung hiu qu phi gn vi hưng nghip (nh minh ha)

So với nhiều năm trước, vài năm gần đây tại Trường THCS Lữ Gia (Q.11, TP.HCM) đã có học sinh không đăng ký thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập mà chọn các hướng học khác như học nghề, học GDTX hoặc học trường THPT ngoài công lập. Để làm được điều này, cô Nguyễn Thụy Ái (Hiệu trưởng Trường THCS Lữ Gia) cho biết, nhà trường tập trung hướng vào việc giúp phụ huynh nhìn rõ, nhìn đúng năng lực học tập của con mình. Cùng với đó là công tác tư vấn, giới thiệu về ngành nghề đến phụ huynh được đẩy mạnh, từ đó phụ huynh mạnh dạn chọn hướng học nghề cho con mình. “Trước đây, tỷ lệ học sinh thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại trường luôn đạt 100%. Sau vài năm bền bỉ làm công tác phân luồng, một bộ phận phụ huynh đã thay đổi quan điểm, nhìn đúng năng lực học tập của con để chọn học nghề, học GDTX. Tuy nhiên, đây chỉ là một tỷ lệ nhỏ, bởi hầu hết phụ huynh vẫn mong muốn con mình sau THCS tiếp tục học THPT. Thậm chí, có phụ huynh khi được nhà trường, giáo viên chủ nhiệm tư vấn về hướng học nghề, GDTX còn cho rằng nhà trường không muốn con mình được thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập”, cô Ái bày tỏ.

Làm sao đ phân lung hiu qu?

Tại TP.HCM, kể từ khi thực hiện Đề án giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025 của Thủ tướng Chính phủ, ban hành kèm theo QĐ 522/QĐ-TTg từ 2018 đến nay, công tác phân luồng học sinh sau THCS trên địa bàn thành phố đã đạt được nhiều tín hiệu tích cực.

Theo đó, phụ huynh đã chủ động chọn các hướng học khác ngoài THPT công lập sau khi con tốt nghiệp THCS. Hệ thống giáo dục tư thục của thành phố ngày càng phát triển. Tính đến nay, toàn thành phố có 93 cơ sở giáo dục ngoài công lập tuyển sinh bậc THPT. Ở hệ GDTX và nghề, cơ sở vật chất, trang thiết bị được quan tâm đầu tư ngày càng khang trang. Nhiều trung tâm GDNN-GDTX còn chủ động phối hợp với các trường TC, CĐ nghề, mang ngành nghề đến với học sinh. Nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp THPT đã “vững tay nghề”.

Để phân luồng hiệu quả, nhiều trường THCS thực hiện việc tư vấn chuyên sâu cho phụ huynh từ sớm chứ không phải đợi đến năm học cuối cấp. Điều này giúp phụ huynh đánh giá đúng được năng lực học tập của con mình để có lựa chọn hướng đi sau THCS phù hợp. Ngoài ra, việc phối hợp với các trường nghề để tư vấn phân luồng cho phụ huynh và học sinh cuối cấp cũng được nhiều trường chọn lựa kỹ càng, nhằm chọn được những trường chất lượng, đào tạo đa dạng những ngành nghề mà nhu cầu xã hội đang cần. Đặc biệt là cùng với nhà trường tư vấn để phụ huynh hiểu rõ, hiểu đúng về việc học nghề sau THCS. “Thực tế là việc phụ huynh còn lăn tăn về hướng học nghề đôi khi một phần là do chưa hiểu rõ ngọn ngành của hướng học này. Do vậy, nhà trường chọn các trường nghề phù hợp sẽ giúp phụ huynh hiểu rõ về lợi ích, quyền lợi khi con mình chọn học nghề, từ đó mạnh dạn chọn hướng học phù hợp cho con”, cô Nguyễn Thị Ngọc Thủy (Hiệu trưởng Trường THCS Đoàn Thị Điểm, Q.3, TP.HCM) nói.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Bình luận (0)