Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Lan tỏa hình ảnh làng nghề truyền thống

Tạp Chí Giáo Dục

Vic đưa sinh viên quc tế đến vi các làng ngh ti TP.Đà Nng thông qua d án Learning Express ln th 7 do Trưng ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nng) phi hp vi Trưng Singapore Polytechnic (Singapore) t chc không ch giúp sinh viên có nhng tri nghim thc tế b ích trong quá trình hc tp mà còn là cách giúp nhng làng ngh truyn thng sng mãi…


Mô hình thiết kế giúp làng ngh đá m ngh Non Nưc gim bi mn

Tri nghim thc tế b ích

Trong 12 ngày diễn ra dự án, nhóm 60 sinh viên Singapore và Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng sinh viên hai trường đã được đi thực địa đến tham quan, trải nghiệm các làng nghề truyền thống trên địa bàn TP.Đà Nẵng. Trong khuôn khổ chương trình, các sinh viên hai trường đã có dịp gặp gỡ, giao lưu, tìm hiểu về văn hóa các làng nghề như làng đá mỹ nghệ Non Nước (quận Ngũ Hành Sơn) và làng nghề truyền thống làm nước mắm, chế biến thủy sản (quận Sơn Trà).

Trải nghiệm làng biển Tân An (phường Mân Thái, quận Sơn Trà), Keagan Goh Yin Lun, sinh viên ngành kiến trúc, Trường Singapore Polytechnic (Singapore) chia sẻ: “Những ngày thực tế tại làng biển Tân An, em được giao lưu với những người dân bản địa, hiểu hơn về truyền thống văn hóa của địa phương, nhất là hiểu thêm về nghề biển, về cách làm ra món nước mắm đặc trưng của bà con sống bên biển. Em cũng hiểu hơn về quy trình làm nước mắm, tận mắt khám phá không gian làng biển của Việt Nam cũng như hiểu thêm về tính cách thuần hậu của con người nơi đây. Đây là một chuyến thực tế bổ ích đối với bản thân em”.

TS. Nguyn Hoàng Trung Hiếu, Phó Trưng phòng Phòng KHCN&HTQT cho biết, d án hc tp thc tế – Learning Express ti các làng ngh truyn thng ca Đà Nng đưc hai trưng thc hin trong nhiu năm qua. Learning Express vi các k năng tư duy thiết kế, Design Thinking, là mô hình giáo dc hin đi và đáng tin cy dành cho sinh viên hin ti, cung cp cho sinh viên c kiến thc và môi trưng thc tế đ nâng cao năng lc và thúc đy ý thc sn sàng đóng góp cho cng đng đa phương và cng đng toàn cu. Nhà trưng s luôn sn sàng m ra nhng cơ hi giáo dc quc tế, nâng tm sinh viên ti Vit Nam, m rng hiu biết v thế gii bên ngoài cũng như qung bá hình nh đt nưc Vit Nam, ngưi Vit Nam.

Còn với Nguyễn Mạnh Chiến – sinh viên Khoa Khoa học công nghệ tiên tiến, Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng, việc tham gia dự án, được có thời gian tìm hiểu kỹ về làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước (quận Ngũ Hành Sơn) mang lại nhiều kiến thức bổ ích, từ đó tự hào hơn về văn hóa truyền thống của quê mình. Bên cạnh đó, quá trình làm việc nhóm với các bạn sinh viên trong trường và nước ngoài cũng là dịp để giao lưu, trao đổi văn hóa, tăng cường các kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng ngoại ngữ.

Hiến kế đ làng ngh phát trin bn vng

Trải nghiệm, tìm hiểu về các làng nghề, các nhóm sẽ ứng dụng phương pháp tư duy thiết kế để xây dựng và đưa ra các ý tưởng, mô hình, giải pháp có thể áp dụng vào thực tế của địa phương. Keane Goh Suan Meng, sinh viên Trường Singapore Polytechnic cho biết, quá trình tìm hiểu quy trình làm nước mắm tại làng biển Tân An, nhóm đã nắm bắt được một số vấn đề mà các gia đình làm nghề truyền thống ở đây đang gặp phải. Trong đó, nghề làm nước mắm thủ công hầu như chỉ có người lớn tuổi giữ nghề, ít nhận được sự đón nhận nhiều từ thế hệ trẻ. Vì vậy, việc bảo tồn nét đẹp văn hóa làm mắm tại làng Tân An còn gặp khó khăn. Từ đó, nhóm đề ra phương án nhằm lan tỏa thêm nét đẹp của việc làm mắm đến tất cả mọi người thông qua việc tổ chức một workshop du lịch văn hóa. “Bằng cách khai thác các bước làm mắm để biến tấu và cách tân chúng trở thành các trò chơi khác nhau, buổi workshop sẽ thông qua đó phổ biến quy trình làm mắm đến với người tham gia một cách chân thật và sinh động nhất. Thông qua các trò chơi, người chơi không những được tự tay trải nghiệm cách làm thế nào để làm ra được nước mắm mà còn có thể củng cố thêm các thông tin bổ ích về cách chọn lựa cá thích hợp để xử lý, lên men và chắt lọc thành nước mắm. Mục tiêu mà workshop mang lại còn giúp tạo thêm việc làm cho người dân tại làng, cũng như phổ biến, lan tỏa rộng rãi hơn nét văn hóa làm nước mắm đến mọi người dân, du khách”, Keane Goh Suan Meng nói.


Nhóm sinh viên hiến kế t chc workshop du lch văn hóa đ lan ta hình nh làng ngh nưc mm Tân An

Thực tế tại làng đá mỹ nghệ Non Nước, một nhóm sinh viên khác của dự án Learning Express lần thứ 7 được tận mắt xem các nghệ nhân làng đá sản xuất cũng như nghe kể về lịch sử hàng trăm năm của làng nghề dưới chân núi Ngũ Hành Sơn. Nguyễn Mạnh Chiến chia sẻ, qua thực tế trải nghiệm và trò chuyện với người dân, người làm nghề, nhóm nhận thấy môi trường ở đây dễ bị nhiễm bụi đá dù các xưởng sản xuất đã áp dụng giải pháp làm giảm lượng bụi bay vào không khí. Từ đó, nhóm quyết định tìm giải pháp tạo ra sản phẩm có thể làm giảm được lượng bụi cho các công nhân và tái sử dụng lại nước trong quá trình mài cắt đá. Cụ thể, nhóm đề xuất một thiết kế hút bụi, tái sử dụng nước giúp giảm nhiệt độ máy cắt, mài và giảm bụi mịn. Thiết kế máy hoạt động như chiếc máy hút bụi, có thể đặt máy ở gần công nhân lúc làm việc hoặc dùng vòi hút để linh động trong quá trình làm việc. Đồng thời, thiết bị có chức năng lọc lại nước đã dùng nhằm làm giảm nhiệt độ máy cắt, mài bằng cách đặt ống hút nước vào bể chứa nước. Bụi mịn sẽ đi qua hệ thống lọc và nước sạch được tách riêng đảm bảo an toàn, tái sử dụng. Riêng bụi mịn có thể sử dụng sản xuất vật liệu xây dựng như: xi măng, gạch…

Thông qua các dự án học tập thực tế không chỉ giúp sinh viên trong và ngoài nước có cơ hội trải nghiệm về văn hóa truyền thống mà còn giúp chính các làng nghề truyền thống được lan tỏa rộng hơn, được nhiều người biết đến. Hơn thế, đó cũng là cơ hội để có thêm những giải pháp tốt giúp người làm nghề giữ nghề và phát triển nghề bền vững.

Hàn Giang

Bình luận (0)