Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Khát vọng đưa văn chương “xuất ngoại”

Tạp Chí Giáo Dục

Đưa văn chương xut ngoi là điu mà tác gi nào cũng mong mun. Tuy nhiên, tác gi phi to đưc uy tín, b phn dch gi “cht lưng”, ni dung tác phm phi có sc lan ta… Nếu có đưc nhng yếu t này, văn chương Vit Nam s đưc Hàn Quc cũng như thế gii biết đến nhiu hơn.


Nhà văn Trn Văn Tun cho biết, tác gi phi viết hay, to đưc tên tui, uy tín trong nưc trưc thì tác phm mi có th đưc đưa ra nưc ngoài

Cn đu tư cho đi ngũ dch gi

Tại chương trình giao lưu văn chương Việt – Hàn do Hội Nhà văn TP.HCM tổ chức mới đây, nhà văn Choi Eun Young đến từ Hàn Quốc cho biết, cũng như Việt Nam nhà văn trẻ Hàn Quốc rất yêu văn chương. Điều này có thể thấy qua thói quen đọc sách, những buổi sinh hoạt về văn chương, các tác giả trẻ thường gặp nhau chia sẻ hoạt động sáng tác.

“Thuận lợi của nhà văn Hàn Quốc là được hỗ trợ để quảng bá văn chương ra thế giới. Chính phủ Hàn Quốc đặc biệt quan tâm đến mảng dịch thuật, xuất bản thông qua việc hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần chi phí cho dịch giả, xuất bản; hỗ trợ chi phí cho hoạt động quảng bá sách, ra mắt sách. Mặt khác, đất nước chúng tôi còn ý thức được vấn đề đào tạo đội ngũ dịch giả thông qua chương trình đào tạo đội ngũ dịch giả chuyên nghiệp Hàn Quốc và các nước”, nhà văn Choi Eun Young chia sẻ.

Nhà văn trẻ Huỳnh Trọng Khang chia sẻ, nhà văn hiện nay đang gặp phải thách thức đó là số lượng bản in ngày một ít đi. Bản thân anh trước đây mỗi tác phẩm in khoảng 2.000 bản thì hiện nay chỉ còn tầm 1.000. Nhà văn Trọng Khang dẫn chứng, bản thân tôi đang làm xuất bản, mỗi ngày nhận nhiều bản thảo từ các bạn trẻ. Điều này cho thấy tình yêu văn chương trong các bạn trẻ rất nhiều nhưng cơ hội để quảng bá tác phẩm thì lại hạn chế.

“Để tác phẩm được xuất bản qua Hàn Quốc cũng như thế giới, nhà văn Trọng Khang cho rằng, chúng ta cần phải có lực lượng dịch giả đủ khả năng dịch tác phẩm Việt ra nhiều thứ tiếng. Bên cạnh đó, tác phẩm muốn “xuất ngoại” phải uy tín, có sức lan tỏa mạnh”, nhà văn Trọng Khang chia sẻ.


Tác phm hay s thu hút đc gi, to nn tng đưa văn chương “xut ngoi”

Theo dịch giả Hiền Nguyễn, điểm thú vị giữa văn chương Việt Nam và Hàn Quốc đó là sự đồng cảm. Văn học hiện nay nhìn vấn đề nhẹ nhàng hơn so với trước đây nên độc giả dễ đọc. “Yếu tố quan trọng để văn chương Việt Nam đến được với Hàn Quốc quan trọng là cầu nối. Cầu nối này phải làm sao gắn kết được nền văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc cũng như các nước trên thế giới thì mới làm tốt được vai trò đưa văn chương ra thế giới. Trong đó, yếu tố tăng cường giao lưu để hai bên thấu hiểu về văn hóa hết sức cần thiết”, dịch giả Hiền Nguyễn nói.

Tác phm mang tính đc trưng

Với góc nhìn của mình, nhà văn Trần Văn Tuấn cho rằng, theo dòng chảy của văn chương hiện nay thì vấn đề làm sao để sản phẩm mang tính đặc trưng của văn hóa dân tộc thì tác phẩm đó mới đến được với toàn cầu. Ngoài ra, yếu tố dịch giả cũng rất quan trọng nhưng bản thân nhà văn mới là yếu tố quyết định. Tác giả phải viết hay, tạo được tên tuổi, uy tín trong nước trước thì tác phẩm mới có thể được đưa ra nước ngoài.

Nhm góp sc gii thiu, qung bá lâu dài và nâng tm văn hc Vit Nam trong khu vc cũng như thế gii, Hi Nhà văn TP.HCM đã thành lp Hi đng Văn hc dch. Dù ra đi hơi mun so vi các nưc khác, nhưng đây là tín hiu vui trong vic tha nhn và khng đnh vai trò, v trí ca ngưi dch trong các hot đng xut bn đến vi thế gii.

GS. Kim Jae Yong (Trường ĐH Wonkwang đồng thời là Tổng Biên tập Tạp chí Văn học toàn cầu Hàn Quốc) cho biết, lâu nay khi nói đến văn chương Việt Nam, người Hàn Quốc ấn tượng về đề tài chiến tranh. Trước đây, có một số tác phẩm Việt viết về chiến tranh được dịch sang tiếng Hàn rất hay. Điều này làm GS. Kim Jae Yong cảm thấy tò mò muốn tìm hiểu về góc nhìn tác giả Việt Nam, đặc biệt là tác giả nữ. Kết quả, ông đã thực hiện được chuyên đề văn chương liên quan đến 4 nhà văn nữ của Việt Nam. “Trong thời gian tới, ngoài đề tài chiến tranh tôi muốn biết thêm nhiều khía cạnh khác của Việt Nam”, GS. Kim Jae Yong nói.

Về việc đưa văn chương Việt Nam sang Hàn Quốc và thế giới, GS. Kim Jae Yong cho rằng, vai trò của các cơ quan đại diện rất quan trọng. Những cơ quan này phải hỗ trợ hoạt động dịch thuật, xuất bản, quảng bá tác phẩm. Tiếp theo, Việt Nam phải tập trung xuất bản tác phẩm bằng ngôn ngữ tiếng Anh. Như chúng tôi hiện không chỉ tập trung vào tác phẩm dịch ra ngôn ngữ tiếng Anh mà còn nhiều ngôn ngữ khác trong đó có tiếng Việt để quảng bá văn chương Hàn Quốc. Và Việt Nam cũng phải làm như vậy mới quảng bá tác phẩm đến rộng rãi độc giả nước ngoài. “Mục tiêu của chúng tôi là đưa văn chương ra thế giới góp phần nâng cao vị thế của nền văn học nước nhà. Hiện nay, những hỗ trợ của Chính phủ Hàn Quốc dành cho hoạt động văn chương đã giảm vì vậy nhà xuất bản phải chủ động hơn nữa trong thời gian tới”, GS. Kim Jae Yong chia sẻ.

Nói về việc văn chương Việt Nam chưa được nhiều nước trên thế giới biết đến, GS. Kim Jae Yong cho biết, nguyên nhân không phải do tác phẩm không hay mà do chưa tiếp cận được với độc giả trên thế giới. Quan trọng là Việt Nam phải làm sao hai bên hiểu và biết về nhau, từ đó góp chung tiếng nói để thời gian không xa Việt Nam đưa tác phẩm xuất sắc ra thế giới.

Theo thống kê của Hội Nhà văn Việt Nam, từ trước đến nay số lượng tác phẩm văn học trong nước được dịch sang ngôn ngữ khác rất khiêm tốn so với số tựa sách được xuất bản hàng năm của Việt Nam. Sự mất cân bằng giữa nhập khẩu và xuất khẩu văn học đang thực sự đặt ra những thách thức không nhỏ đối với văn chương Việt Nam.

H Trinh

Bình luận (0)