Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

TP.HCM: Phát triển đa trung tâm nhưng không dàn trải

Tạp Chí Giáo Dục

Trong đ án “Điu chnh quy hoch chung TP.HCM đến năm 2024, tm nhìn năm 2060”, UBND TP.HCM lên kế hoch phát trin TP đa trung tâm nhưng không dàn tri. Theo đó, vùng nào không ưu tiên phát trin dân cư thì kiên quyết không đu tư h tng; nơi nào là đô th thì tp trung làm h tng cho tt, phn còn li là không gian dành cho nông nghip, sinh thái, t nhiên đ d tr cho tương lai…


Ông Phan Văn Mãi – Ch tch UBND TP.HCM nói v đ án điu chnh quy hoch chung TP

Đồ án “Điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060” vừa được các đại biểu HĐND TP.HCM khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 biểu quyết thông qua tại kỳ họp thứ 15 (kỳ họp chuyên đề).

Theo UBND TP.HCM, quy hoạch chung xây dựng TP.HCM đến năm 2025 đã bắt đầu hình thành mô hình tập trung đa cực. Trong đó, khu vực nội thành hiện hữu phát triển ổn định, hệ thống hạ tầng cũng tương đối ổn định. Các khu nội thành mở rộng tiếp cận khu vực nội thành hiện hữu cơ bản phát triển. Riêng một số khu vực ở xa đang phát triển từng phần và chưa hoàn thiện.

Với đồ án “Điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060” nhằm phù hợp với định hướng phát triển của toàn vùng TP.HCM. Đồ án định hướng phát triển đô thị TP.HCM dự kiến hình thành và phát triển thành 5 phân vùng, gồm vùng: đô thị trung tâm; đô thị phía Đông; đô thị phía Bắc – Tây Bắc; đô thị phía Tây và đô thị phía Nam.

Đối với vùng đô thị trung tâm – gồm các quận: 1, 3, 4, 5, 6, 8, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình, Gò Vấp, quận Bình Tân, một phần quận 12. Tổng diện tích khoảng 17.000ha; Vùng đô thị phía Đông – đã thành lập TP.Thủ Đức, tổng diện tích khoảng 21.000ha; Vùng đô thị phía Bắc – Tây Bắc, bao gồm huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn, phần còn lại của quận 12. Tổng diện tích khoảng 58.500ha; Vùng đô thị phía Tây, bao gồm phần lớn huyện Bình Chánh. Tổng diện tích khoảng 23.300ha; Vùng đô thị phía Nam, gồm quận 7, huyện Nhà Bè, phần còn lại của huyện Bình Chánh và huyện Cần Giờ. Tổng diện tích 93.300ha, trong đó có Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ.

Đồ án dựa trên cơ sở bổ sung quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, 5 quy hoạch chuyên ngành giao thông quốc gia. Trong đó, dự kiến bổ sung kết nối đường bộ để củng cố vị trí trung tâm của TP.HCM như kéo dài trục đường Nguyễn Hữu Thọ, kết nối đường ven biển tại Tiền Giang; kết nối Sân bay Long Thành; kết nối với Đồng Nai; kết nối đường sắt…

Đồ án bổ sung tuyến đường ven sông Sài Gòn kéo dài từ huyện Củ Chi đến huyện Cần Giờ; bổ sung kéo dài trục giao thông động lực phía Nam, kết nối cảng Cần Giờ, giải quyết các vấn đề là điểm nghẽn về giao thông của TP.HCM.

Nét mới là quy hoạch không gian đô thị dọc sông Sài Gòn. Đây là bước đột phá trở thành biểu tượng cho sự chuyển đổi, góp phần xây dựng một đô thị sông nước hiện đại, xanh hóa, phát triển bền vững của cả khu vực.


Các đi biu HĐND TP.HCM khóa X, nhim k 2021-2026 biu quyết thông qua đ án điu chnh quy hoch chung TP

Lý giải về việc phát triển TP theo hướng đa trung tâm, Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi cho biết, dân số TP đang dao động từ 12-13 triệu người, nhưng số liệu chính thức gần 10 triệu người. Bên cạnh đó, tùy theo thời điểm, hiện TP đang có 25-35% dân số vãng lai, tức 2,5 triệu người, như vậy TP có khoảng 13 triệu người. Theo dự báo, quy mô dân số toàn TP đến năm 2030 là 11 triệu người, đến năm 2040 là 13 triệu người, đến năm 2060 là 16 triệu người, cộng thêm 25-30% dân số vãng lai khoảng 20 triệu người. Trong tương quan với sự phát triển, tỷ lệ dân vãng lai sẽ thay đổi khi các địa phương trong vùng có kết nối tốt hơn với TP. Do dân số khá đông nên TP điều chỉnh quy hoạch chung định hướng phát triển đô thị theo mô hình đa trung tâm.

“Nếu hạ tầng kết nối phát triển mạnh, dân số các tỉnh ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long gần với TP sẽ có điều kiện sáng đi làm, tối về thì việc tăng dân số vãng lai sẽ giảm. Việc quy hoạch 5 phân khu nói trên, nhằm chuyển hướng phát triển ra các khu vực khác, tránh quá tải cho khu vực trung tâm hiện hữu”, ông Mãi nói.

K hp th 15 (k hp chuyên đ) HĐND TP.HCM khóa X, nhim k 2021-2026 đã thông qua báo cáo đ án “Điu chnh quy hoch chung TP.HCM đến năm 2040, tm nhìn đến năm 2060” và có 13 ngh quyết, trong đó có 3 ngh quyết v nhân s; 10 ngh quyết liên quan nhim v kinh tế – xã hi, đu tư công…

Bà Nguyn Th L – Ch tch HĐND TP nhn mnh, nhng ni dung HĐND TP xem xét, quyết đnh ti k hp này rt cp bách, có ý nghĩa rt quan trng, góp phn đnh và thúc đy phát trin kinh tế – xã hi ca TP.HCM. Theo đó, đ ngh UBND TP ch đo các cơ quan, đơn v theo chc năng, nhim v nghiêm túc t chc trin khai thc hin đng b, quyết lit các ngh quyết ca HĐND TP va thông qua; đ ngh các ban ca HĐND TP tiếp tc nâng cao trách nhim trong các hot đng giám sát, kho sát, nht là kho sát nm tình hình vic trin khai thc hin các ngh quyết ca HĐND TP, vic gii quyết các kiến ngh ca c tri; đ ngh y ban MTTQ Vit Nam TP vn đng, to s đng thun trong nhân dân TP tham gia giám sát, bo đm đ ngh quyết đi vào cuc sng…

Theo ông Mãi, 5 phân vùng đô thị trong đồ án điều chỉnh đều phải hình thành khu đô thị gần như hoàn chỉnh, đặt mục tiêu 60% chức năng đô thị phải được thực hiện tại chỗ. Đây cũng là điểm mới, phải kiên trì, dành nguồn lực phát triển các vùng đô thị này.

Về phát triển không gian sông Sài Gòn, theo ông Mãi, trong quy hoạch, sông Sài Gòn được xem như điểm nhấn trong rà soát khu vực lần này. Sông Sài Gòn sẽ trở thành động lực mới cho không gian phát triển, tuy nhiên TP không đặt nặng hoạt động kinh tế lên không gian sông Sài Gòn.

Với đồ án “Điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060”, ông Mãi lưu ý các quận, huyện phải xem xét, vùng nào không ưu tiên phát triển dân cư thì kiên quyết không đầu tư hạ tầng. Nơi nào là đô thị thì tập trung làm hạ tầng cho tốt, phần còn lại là không gian dành cho nông nghiệp, sinh thái, tự nhiên để dự trữ cho tương lai.

Theo bà Nguyễn Thị Lệ – Chủ tịch HĐND TP, TP đang triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng, đồng thời tập trung triển khai Nghị quyết 98 của Quốc hội nhằm phát huy hiệu quả các tiềm năng, lợi thế để phát triển bền vững. Trong đó, việc quy hoạch TP có vai trò vô cùng quan trọng, là công cụ định hướng giúp TP quản lý, điều hành hiệu quả. Từ đó hướng tới phát triển TP thành trung tâm giao thương quốc tế, đáp ứng các yêu cầu mới trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội.

Minh Phương

Bình luận (0)