Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Vận dụng Nghị quyết số 98 để cải tạo, sửa chữa, xây dựng phòng học

Tạp Chí Giáo Dục

T nay đến năm 2025, TP.HCM s có thêm 277 d án trưng hc vi số phòng học xây dựng mới 5.560 phòng (ước tính tăng thêm 4.343 phòng), tổng mức đầu tư khoảng 32.135,391 tỷ đồng. Đng thi các s ngành liên quan cũng vận dụng Nghị quyết số 98, tham mưu trình UBND TP ban hành kế hoạch cải tạo, sửa chữa trường học trên địa bàn TP…


Đến năm 2025, TP.HCM s có thêm 5.560 phòng hc mi

Thông tin được UBND TP.HCM nêu ra trong kế hoạch triển khai thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Căn cứ vào tình hình cụ thể của từng dự án, từng địa phương, các dự án được phân loại thành 3 nhóm cụ thể như sau:

Nhóm 1: danh mục các công trình trường học đã được thông qua chủ trương đầu tư: Triển khai 117 dự án (số phòng học xây dựng mới 2.482 phòng), tổng mức đầu tư khoảng 16.779,699 tỷ đồng (đã bố trí kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2021-2025: 12.078,172 tỷ đồng; kế hoạch vốn năm 2024: 2.207,248 tỷ đồng; nhu cầu vốn cần bổ sung: 2.341,594 tỷ đồng) gồm: Mầm non 29 dự án, 420 phòng; tiểu học 37 dự án, 895 phòng; THCS 30 dự án, 806 phòng; THPT: 17 dự án, 641 phòng; loại hình khác 4 dự án, 80 phòng.

Yêu cầu và lộ trình thực hiện: tiếp tục rà soát, hoàn chỉnh về pháp lý, bố trí vốn và giải pháp thi công để đẩy nhanh tiến độ triển khai hoàn thành công trình đưa vào sử dụng từ nay đến trước thời điểm 30-4-2025 và một số dự án sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng nhân dịp 2-9-2025.

Nhóm 2: danh mục công trình trường học chưa thông qua chủ trương đầu tư nhưng khả thi đẩy nhanh tiến độ thực hiện: Triển khai 78 dự án (số phòng học xây dựng mới 1.418 phòng), tổng mức đầu tư khoảng 6.408,258 tỷ đồng, nhu cầu vốn đầu tư dự kiến 5.464,029 tỷ đồng thuộc nhóm dự án đề xuất mới thuận lợi về pháp lý đất đai, quy hoạch để triển khai đầu tư nhanh đáp ứng nhu cầu cấp bách cho chỗ học hiện nay, gồm: Mầm non 36 dự án, 467 phòng; Tiểu học 26 dự án, 537 phòng; Trung học cơ sở 10 dự án, 259 phòng; Trung học phổ thông 4 dự án, 117 phòng; loại hình khác 2 dự án với 38 phòng.

Yêu cầu và lộ trình thực hiện: các sở, ban, ngành, địa phương phối hợp rà soát, đăng ký và đưa bổ sung vào kế hoạch trung hạn; đẩy nhanh tiến độ thực hiện trình tự, thủ tục đầu tư theo quy định để kịp triển khai khởi công trong năm 2024 và hoàn thành công trình đưa vào sử dụng trước 2-9-2025.

Nhóm 3: danh mục các công trình trường học thuận lợi về pháp lý đất đai có thể tháo gỡ các nội dung liên quan để đẩy nhanh đầu tư.

Nội dung: triển khai 82 dự án (số phòng học xây dựng mới 1.660 phòng), tổng mức đầu tư khoảng 8.947,434 tỷ đồng (đã bố trí kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2021-2025: 1.057,952 tỷ đồng; kế hoạch vốn năm 2024: 193,020 tỷ đồng; nhu cầu vốn cần bổ sung 7.435,989 tỷ đồng) thuộc nhóm dự án đang triển khai đã được thông qua chủ trương đầu tư trong giai đoạn 2016-2020 và đề xuất mới thuận lợi về pháp lý đất đai (đất công, đất của các doanh nghiệp mà địa phương đề xuất thu hồi để xây dựng trường) hiện nay còn vướng về quy hoạch đô thị và một số nguyên nhân khách quan khác có thể xử lý nhanh để triển khai dự án, gồm: Mầm non 24 dự án, 247 phòng; Tiểu học 30 dự án, 677 phòng; Trung học cơ sở 13 dự án, 353 phòng; Trung học phổ thông 12 dự án, 311 phòng; loại hình khác: 3 dự án, 72 phòng.

Rà soát, đề xuất giải pháp tháo gỡ về quy hoạch đô thị và vấn đề liên quan khác để triển khai thực hiện thủ tục kịp thời khởi công dự án trong quý 1 năm 2025.

Trên cơ sở đề xuất của TP.Thủ Đức và các quận, huyện, toàn TP dự kiến triển khai 110 dự án với quy mô 2.638 phòng học, vốn đầu tư khoảng 24.803 tỷ đồng thực hiện kêu gọi xã hội hóa. Trong đó:

Kêu gọi đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP): gồm 12 dự án, quy mô 468 phòng học, vốn dự kiến 3.103 tỷ đồng (đã được HĐND TP phê duyệt danh mục theo Nghị quyết số 181/2023/NQ-HĐND ngày 8-12-2023 để kêu gọi đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong lĩnh vực y tế, giáo dục – đào tạo, thể thao và văn hóa).

Dự án dự kiến tham gia Chương trình hỗ trợ lãi suất đối với các dự án đầu tư được Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP cho vay thuộc lĩnh vực ưu tiên phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn TP gồm 4 dự án, quy mô 87 phòng học, vốn dự kiến 517,149 tỷ đồng;

Kêu gọi đầu tư xã hội hóa: gồm 94 dự án, quy mô 2.083 phòng học, vốn dự kiến 21.181 tỷ đồng.

Yêu cầu và lộ trình thực hiện: thực hiện các giải pháp kêu gọi, huy động nguồn lực để triển khai thực hiện thủ tục kịp khởi công dự án trong năm 2024 và hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2025, trong đó tập trung thực hiện thí điểm đối với 3 dự án kêu gọi đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP) trên địa bàn quận 7 (1 dự án) và TP.Thủ Đức (2 dự án) trong năm 2024 làm cơ sở để tiếp tục triển khai các dự án còn lại.

Vn dng Nghị quyết 98 đ ci to, sa cha trưng hc

UBND TP.HCM yêu cầu Sở GD-ĐT TP.HCM tham mưu UBND TP ban hành kế hoạch triển khai thực hiện đề án “Xây dựng 4.500 phòng học chào mừng Kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước” trên địa bàn TP và giám sát kết quả thực hiện.

Là cơ quan thường trực, có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc và kịp thời đề xuất các vấn đề liên quan trong triển khai Đề án đảm bảo tiến độ, định kỳ tổ chức làm việc với các sở, ngành, quận, huyện (mỗi tháng/lần) và báo cáo Thường trực UBND TP (2 tháng/lần) hoặc khi có vấn đề, khó khăn, đề xuất phát sinh.

Rà soát phân tích cụ thể những dự án đã đưa vào danh mục đầu tư trung hạn, những dự án chưa hoàn chỉnh còn khó khăn vướng mắc, đề xuất các giải pháp tháo gỡ cụ thể, những dự án nào đã hoàn chỉnh để ưu tiên tập trung bố trí vốn.

Rà soát những vướng mắc như: vốn đầu tư, quỹ đất, tình hình quy hoạch mạng lưới trường lớp tại các địa phương… vượt quá thẩm quyền của TP, tham mưu văn bản kiến nghị cụ thể với các bộ, ngành để điều chỉnh phù hợp hoặc cho phép TP áp dụng cơ chế đặc thù theo đúng tình hình thực tế của TP.

Chủ động phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát, tham mưu UBND TP trình HĐND TP để bố trí bổ sung vốn đầu tư trung hạn giai đoạn 2021-2025 cho các dự án; tiếp tục rà soát, báo cáo xử lý các dự án xây dựng trường học tại khu dân cư, khu đô thị còn chậm thực hiện hoặc chưa bàn giao dự án cho cơ quan quản lý.

Vận dụng Nghị quyết số 98/2023/QH15 ngày 24-6-2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, tham mưu trình UBND TP ban hành kế hoạch cải tạo, sửa chữa trường học trên địa bàn TP (không ảnh hưởng đến quy mô phòng học hiện hữu).

Phối hợp với các ngành, các cấp, các địa phương đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư về lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn; tạo điều kiện và huy động sự đóng góp của các cá nhân, tổ chức xã hội tham gia đầu tư phát triển giáo dục. Chủ động phối hợp với Sở Nội vụ, UBND TP.Thủ Đức, các quận, huyện và đơn vị liên quan để xây dựng kế hoạch tổ chức bộ máy, nhân sự tham gia vào các hoạt động của trường học sau khi hoàn tất xây dựng.

Đ Yến

 

Bình luận (0)