Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Dạy học sinh về tình đất nước, nghĩa đồng bào

Tạp Chí Giáo Dục

Trong sut mt thi gian dài, nưc ta liên tiếp tri qua các đt thiên tai nng n: bão, lũ, st l đt…, gây ra nhiu tn tht v ngưi và ca. Có khi là mt thm ha kép theo nhiu nghĩa: hết đt này đến ngay đt khác vi quy mô, cưng đ ln hơn; bão gây ra lũ, lũ gây ra st l đt…


Hc sinh quyên góp sách v, dng c hc tp… tng các bn có hoàn cnh khó khăn (nh minh ha). Ảnh: H.Trinh

Trong đó, có nhiều năm, “khúc ruột miền Trung” phải oằn mình chống chọi với những đợt thiên tai nặng nề dồn dập. Dẫu như nhiều người nói, xứ này đã quen với bão, lũ, nhưng sức người thì có hạn mà sự tàn phá của thiên nhiên thì vô hạn!

Mỗi khi có thiên tai, rất nhanh, cả nước chung tay hướng về đồng bào mình với sự cảm thông, sẻ chia sâu sắc. Gần đây, có mạng xã hội, khi xảy ra một sự cố nào đó, rất nhiều người chia sẻ các thông tin, hình ảnh với những cảnh báo, các trường hợp thương tâm, kêu gọi giúp đỡ… Nhiều người đã bảo nhau, trong lúc đồng bào đang khó khăn thì bớt đăng tải những hình ảnh vui chơi, ăn uống, nhắc nhau làm những việc thiết thực cho bà con mình, động viên nhau cùng giúp đỡ bà con bằng nhiều hình thức. Nhiều thông tin chính thống, chính thức từ báo chí, từ các cơ quan chức năng được dẫn lại, được lan tỏa để phản ánh tình hình thiên tai, lưu ý các vấn đề có liên quan đến công tác cứu hộ, hỗ trợ… Có thể nói, trên mạng xã hội, vốn như một “chợ trời” với rất nhiều tiếng nói ồn ào, đa chiều thì nhiều khi, dòng chính vẫn là về đồng bào ta với những tình cảm chân thành, tha thiết!

Không chỉ bằng lời nói hay kêu gọi suông, các hoạt động ủng hộ đồng bào vượt qua khó khăn, khắc phục hậu quả sau thiên tai đã được các cơ quan, đoàn thể, đơn vị và cá nhân thực hiện bằng nhiều hình thức. Tại TP.HCM, với những đợt thiên tai nặng nề, hầu hết các cơ quan đã hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố vận động mỗi cán bộ công chức, viên chức, người lao động đóng góp ít nhất một ngày lương, trích quỹ phúc lợi của cơ quan, tiết giảm một số hoạt động chưa thật cần thiết… để giúp đỡ đồng bào. Có cơ quan, cả công đoàn, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh… cùng phát động, mỗi người theo điều kiện của mình có thể thực hiện việc ủng hộ bằng nhiều cách, góp công hoặc của, hoặc cả hai. Một số đại hội, hội nghị đã có chương trình quyên góp trực tiếp từ các đại biểu để giúp đỡ đồng bào rất trang trọng, có ý nghĩa. Ở nhiều cơ quan, cán bộ công chức, viên chức, người lao động có người thân đang bị thiệt hại do thiên tai lập tức được giúp đỡ, động viên. Không ít người đã tham gia ủng hộ nhiều lần, ở nhiều nơi, từ nơi làm việc đến nơi sinh sống, từ các cuộc vận động chính thức đến các đợt quyên góp không chính thức, đồng thời động viên và tạo điều kiện cho con em tham gia các hoạt động quyên góp trong nhà trường.

Bên cạnh đó, việc quyên góp hiện vật cũng được thực hiện rộng rãi. Đã từng có hiện tượng nhiều khu dân cư liên tục “đỏ lửa” với những nồi bánh chưng, bánh tét rất to với các hoạt động hối hả để kịp chuyển bánh đến giúp bà con có thể lót dạ trong những ngày chống chọi với bão, lũ, nhất là những người bị cô lập giữa biển nước, không thể mua sắm, nấu nướng. Ở một số nơi, cả công nhân, người lao động nghèo, sinh viên… cũng rất hăng hái tham gia. Hay việc thu gom quần áo, sách vở, bút mực, thuốc men, thực phẩm khô… cũng được nhiều người tích cực thực hiện để gửi đến các đoàn thể, cơ quan báo chí, nhóm thiện nguyện tự phát, với tinh thần của ít lòng nhiều. Có những cá nhân đã không quản ngại hiểm nguy nỗ lực vận động, đã bỏ công sức, thời gian, tiền của của bản thân và gia đình để giúp đỡ bà con.

Ở các trường học, việc vận động quyên góp được thực hiện từ cán bộ, giáo viên đến học sinh. Ngoài việc đóng góp một ngày lương theo quy định đối với viên chức trong nhà trường, nhiều người còn ủng hộ nhiều hơn theo điều kiện của mình, không chỉ để góp thêm cho bà con mà còn làm gương cho học sinh. Nhiều em nhỏ nhịn ăn sáng, mua quà vặt, thậm chí còn đập heo đất để góp tình cảm và vật chất cho bà con, cho những bạn nhỏ khác mất sách vở, chịu cảnh trường lớp hư hỏng. Những tấm lòng thơm thảo đó trong nhà trường cần tiếp tục được phát huy để xây dựng tinh thần sẻ chia, nhân ái trong giáo viên, học sinh với mọi người.

Từ cả nước, nhiều đoàn cứu trợ của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể mang tính chính thức hay của các nhóm, cá nhân mang tính không chính thức đã khẩn trương, liên tục đến với các vùng bị nạn, mang hơi ấm của tình đất nước, nghĩa đồng bào nhằm động viên, sẻ chia, giúp đỡ bà con bị thiên tai sớm vượt qua rủi ro, thiệt hại này. Câu ca dao “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng” luôn thể hiện rõ nét.

Tình đất nước, nghĩa đồng bào dường như đã lướt qua, thậm chí “đè bẹp” những tiếng nói lạc lõng của các “anh hùng bàn phím”, của các “phán quan” không làm gì hoặc làm không đáng kể mà chỉ lo phê phán, công kích. Những tiếng nói trái chiều thiếu xây dựng đã nhanh chóng bị cộng đồng mạng “ném đá”, hay tiếng ré của các tổ chức phá hoại từ nước ngoài cũng nhanh chóng bị “văng ra” bởi tiếng nói đầy lòng nhân ái, sẻ chia của những người thực sự yêu thương, trân trọng đồng bào mình, đất nước mình, cùng chung tay với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc giúp đỡ bà con sớm vượt qua thử thách.

Chúng ta không mong có những dịp để mọi người thể hiện lòng yêu nước như thế này nhưng rõ ràng chúng ta tự thấy lòng mình ấm áp, tự thấy lòng tốt, lòng nhân ái từ bản thân được nhân lên, được lan tỏa, cũng như chính nó đã lan tỏa trong đời sống ở nhiều ngày qua.

Chính ý nghĩa đó nên những biểu hiện tốt đẹp của tình đất nước, nghĩa đồng bào càng cần được khơi gợi, lan tỏa, giáo dục trong nhà trường. Thực tế xã hội hiện nay cho thấy, bên cạnh tấm lòng sẻ chia, nhân ái của nhiều người thì vẫn còn không ít người sống thụ động, ích kỷ, tham lam… Một số ít người gần như luôn kiếm lợi cho riêng mình bằng mọi cách, bất chấp đạo đức, lẽ phải; một số người chăm chăm làm giàu mà ít quan tâm đến đạo lý, tình người. Truyền thông xã hội cũng đôi lúc lại cổ xúy cho lối sống vị kỷ, đề cao vai trò cá nhân, khiến nhận thức của người trẻ ít nhiều bị lệch lạc. Phải chăng đó là nguyên nhân của hiện tượng bạo lực học đường trong học sinh, kể cả học sinh bậc THCS; của thói ích kỷ, vô ơn của một số trẻ em, ngay cả đối với cha mẹ mình; của ý thức kém trong chấp hành luật đi đường, trong việc bảo vệ môi trường… với tinh thần là “miễn sao bản thân thấy tiện lợi là được”?

Do đó, trong môi trường học đường, thầy cô phải gương mẫu lối sống có nghĩa, có tình, biết sẻ chia, biết yêu thương, không phải chỉ đối với nhau mà còn đối với học sinh, không phải chỉ thể hiện trong nhà trường mà còn ở gia đình, nơi cư trú… Thầy cô phải xây dựng, định hướng tinh thần này cho học sinh một cách tích cực, thường xuyên, chủ động và luôn uốn nắn, chấn chỉnh những biểu hiện chưa phù hợp, chứ không phải bỏ qua hay xem đó là việc của người khác. Chợt nhớ trong bài thơ “Người đi tìm hình của nước”, nhà thơ Chế Lan Viên đã viết: “Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc/ Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa”. Vì đó là tình đất nước, nghĩa đồng bào luôn tuôn chảy! Vậy nên càng cần lan tỏa và đọng lại trong các học sinh!

Trúc Giang

Bình luận (0)