Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Tập huấn cách ra đề thi theo yêu cầu mới

Tạp Chí Giáo Dục

Ai cũng biết, đánh giá thi c có tác đng ln đến cách dy, cách hc. Vic ra đ thi môn ng văn vi yêu cu không s dng các ng liu đã hc trong sách giáo khoa là mt lc nn rt quan trng và cn thiết đi vi đánh giá năng lc, tác đng rt mnh m ti vic dy và hc.


Đổi mới cách ra đề thi ngữ văn sẽ tác động rất lớn đến cách dạy và học (ảnh minh họa). Ảnh: Anh Khôi

Trong mấy chục năm qua, đề thi ngữ văn (câu nghị luận văn học) chủ yếu yêu cầu học sinh viết về những tác phẩm, trích đoạn đã học. Do phạm vi và yêu cầu như thế nên giáo viên và học sinh chỉ tập trung vào mấy tác phẩm thơ văn có trong sách giáo khoa ngữ văn. Các lò luyện thi chỉ ra sức trang bị các bài văn mẫu xung quanh mấy tác phẩm trong sách giáo khoa: Năm trước ra “Chí Phèo”, năm sau sẽ ra “Vợ chồng A Phủ”, năm ngoái ra “Đất nước”, năm sau ra “Việt Bắc”… Học sinh chỉ cần học thuộc các bài văn mẫu ấy là thế nào cũng trúng đề thi. Hệ quả của cách đánh giá như thế dẫn đến nạn chép văn mẫu, dạy và học theo văn mẫu rất nặng nề. Nặng nề đến mức khi mới nhậm chức, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã phải tuyên bố, phát động việc khắc phục tệ nạn này.

Trong những năm qua, Bộ GD-ĐT cũng đã có rất nhiều cố gắng trong việc thay đổi cách thức kiểm tra, đánh giá. Từ năm 2015 đã yêu cầu chuyển sang đánh giá năng lực. Với môn ngữ văn, từ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2015, đề thi đã có phần đọc hiểu (sử dụng văn bản ngoài sách giáo khoa); câu nghị luận xã hội cũng đã đổi mới theo hướng học sinh không chép lại được văn mẫu khi làm bài… Cho đến nay (2024), hạn chế lớn nhất còn lại là yêu cầu viết nghị luận văn học vẫn chỉ dừng lại mấy tác phẩm có trong sách giáo khoa. Vì với các lớp cuối (5, 9 và 12) năm học 2023-2024, việc dạy học vẫn theo chương trình 2006 nên câu nghị luận văn học vẫn chưa thay đổi. Bắt đầu từ năm 2025, việc đánh giá, trong đó có thi tốt nghiệp THPT, chuyển hẳn sang cách đánh giá mới. Với môn ngữ văn, đề thi vừa kế thừa các yêu cầu đọc hiểu và viết nghị luận xã hội, vừa đổi mới câu nghị văn học theo hướng không sử dụng văn bản đã học trong sách giáo khoa.

Việc đổi mới như thế có tác động rất lớn đến cách dạy và học. Giáo viên và học sinh chủ yếu phải luyện tập cách viết, cách đọc hiểu một văn bản theo thể loại; không chạy theo khối lượng nội dung, không cần và không thể học thuộc hay chuẩn bị bài văn mẫu… Học sinh phải tự suy nghĩ và trình bày những gì nghĩ được thành đoạn văn, bài văn. Chắc chắn sẽ có những khó khăn bước đầu như học sinh viết ngắn, ít nội dung, diễn đạt và sắp xếp các ý còn nhiều lỗi, lời văn còn ngô nghê, chưa gọn ghẽ, trau chuốt…, nhưng đó là sản phẩm của chính các em, không vay mượn sao chép từ người khác. Như thế mới phân hóa, phân biệt được năng lực thực sự của mỗi học sinh. Những học sinh viết chưa tốt, cần uốn nắn và giúp đỡ để các em tiến bộ dần.

Để đổi mới theo hướng nêu trên, Bộ GD-ĐT đã lần lượt triển khai các công việc ngay từ rất sớm như công bố định dạng và cấu trúc đề thi từ cuối năm 2023, mở các lớp tập huấn cách ra đề thi theo yêu cầu mới. Cụ thể, từ ngày 12 đến 14-5-2024 đã tổ chức tập huấn cho 36 tỉnh/thành phía Nam tại TP.HCM và từ ngày 17 đến 19-5 tập huấn cho các tỉnh/thành phía Bắc tại Nghệ An. Với tôi, đó là một công việc quan trọng và có ý nghĩa.

PGS.TS Đ Ngc Thng

 

Bình luận (0)