Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Bạo lực học đường biết đến bao giờ mới chấm dứt?

Tạp Chí Giáo Dục

Trong mt gi ngh trưa, tôi lên mng đ đc báo, xem tin tc thì mt ngưi bn gi cho tôi video ca mt nhóm hc sinh đánh nhau, video có đ dài 9 phút 5 giây, mi nhìn qua là thy đ tui cp trung hc cơ s, cái la tui mi ln, là cái la tui đp nht ca mt đi ngưi. Sc khe th cht và tâm hn đang phát trin mt cách vưt bc.


Mt cnh bo lc hc đưng ti mt trưng THCS đưc cho là  TP.Th Đc

Để trở thành một con người tốt, phát triển đúng chiều hướng theo mục tiêu giáo dục, các em cần được sự giáo dục, quản lý của nhà trường, cùng sự yêu thương, chăm sóc cùng với dạy dỗ, quan tâm của gia đình. Tuy nhiên không hiểu sao, xuyên suốt từng hành động trong video, ai ai xem cũng sẽ nhận thấy những hành động mà như tôi thấy chỉ có trong giới giang hồ, trong xã hội đen của những tay anh tay chị. Nhìn mà đau lòng cho sự vô cảm của các em nữ xung quanh, bao vây, cười cợt, xúc phạm một em gái ở thế yếu. Từ đâu ra, khi các em tự cho mình cái quyền xúc phạm, làm tổn thương, thân thể và tinh thần của người khác, và nhất là với bạn cùng lớp, cùng trường, cùng giới tính với nhau. Tua đi tua lại từng phân cảnh của một bạn gọi là trưởng nhóm bạo lực, tôi hoàn toàn bàng hoàng, rồi hoảng sợ, hết cảm giác rùng mình đến đau đớn cho cái sự tổn thương, trước cách em này giật tóc bạn rồi xoay, rồi đá, rồi lấy dép tán vào đầu, rồi lấy ghế nhựa đập vào đầu bạn gái yếu ớt đang ra sức xin lỗi. Cùng với đó, là hành vi không thể nào vô cảm hơn, khi cùng một nhóm, ra tay tát vào mặt bạn 5 cái, cái tát được cổ vũ  và cười cợt xem chừng rất hả hê, rất tự hào. Tôi như không còn đủ bình tĩnh để xem hết video, nhưng cố gắng để quan sát các em này đã dùng sức ra sao với người bạn đồng trang lứa của mình, lắng nghe những âm thanh, giọng nói mà các em đang giải quyết mâu thuẫn, thì nhận ra các em hết sức hiểu biết và thông minh. Tuy nhiên cái sự thông minh và hiểu biết này, các em dùng để che giấu, hành vi phạm tội của mình. Và hiện nay, chúng ta đang thấy nhiều vô cùng những hành vi tội ác, mang tính tinh vi nhằm che giấu tội ác. Những em học sinh này, một vài năm sau sẽ bước vào xã hội, chúng đã được học hành, được dạy dỗ như thế nào, để cái hành vi côn đồ đó nghiễm nhiên cho rằng là sự tự hào, là chiến tích. Một bức tranh ảm đạm trước mắt, mà tôi thấy trong xã hội chúng ta, bạo lực học đường không thể là một hành động giơ cao đánh khẽ, nhắc nhở, mà chúng ta cần phải có một cách giáo dục là kỷ cương, là tình thương, là trách nhiệm. Trường học là chiếc nôi đầu đời của một đứa trẻ, cấp học nào cũng quan trọng, và có nền móng, vị trí vai trò cân bằng nhau trên con đường học tập của một đứa trẻ, chính vì vậy, biết bao lần những vấn nạn học đường xảy ra trên khắp mọi miền từ Bắc vào Nam, chúng ta vẫn xử lý, nhưng đã cảnh tỉnh, cùng với biện pháp, đủ sức răn đe, giáo dục, giúp cho học sinh hiểu hết vấn đề hay chưa. Câu hỏi, biết đến bao giờ bạo lực học đường mới thực sự chấm dứt, là câu hỏi mang đầy tâm tư và lo lắng của tất cả cha mẹ học sinh. Một môi trường chỉ biết giải quyết bằng nắm đấm, cái đá, và những ngôn ngữ bạo lực, mang đầy tính chất đi ngược lại với đạo đức xã hội, sẽ gây ra hậu quả biết bao nhiêu cho thế hệ mai sau. Chúng ta không thể nào lường trước được hậu quả của thế hệ mai sau, vì hậu quả đó rất lớn, hậu quả đó đang diễn ra từng ngày, khi tội phạm tuổi vị thành niên ngày càng gia tăng.

 Chưa bao giờ mà bạo lực học đường ngày càng nhiều vụ việc xảy ra, chưa bao mà trẻ vị thành niên ngày càng trở nên hung hãn và có chiều hướng bắt nạt bạn như là một cách thể hiện bản thân, có chiều hướng phát triển theo thói côn đồ như hiện nay. Học sinh đến trường để làm gì, để học, để được nghe những bài giảng đạo đức, để học những bài học yêu thương, chia sẻ, đoàn kết, học làm người, hay để học những cách đánh đấm bạn xem như là một chiến tích. Tôi cứ đọc câu hỏi đó trong đầu bao nhiêu lần nghe báo đài đưa tin, mạng xã hội nhan nhản thông tin về bạo lực học đường. Rồi xã hội chúng ta sẽ ra sao, khi những đứa trẻ lớn lên chỉ biết dùng nắm đấm để giải quyết vấn đề. Làm thế nào, để trẻ con, cái tuổi người lớn chưa là người lớn, trẻ con vẫn là trẻ con, nhưng lại tiếp thu quá nhanh, quá nguy hiểm với những cái xấu, cái không lành mạnh. Bọn trẻ mặc nhiên cho rằng, có thể dùng nắm đấm, có thể bắt nạt người khác, có quyền cô lập, hay xúc phạm, làm tổn thương được người khác thì là kẻ mạnh. Chính vì vậy mà càng ngày càng có những em ở độ tuổi trung học có những hành động này.

Là thầy cô, là những người làm công tác giáo dục, là cha mẹ học sinh chúng ta có thấy đau đớn hay không, chúng ta phải nhận một phần trách nhiệm về mình, không thể nào đổ lỗi cho hoàn cảnh xã hội, hay đổ lỗi cho bất kỳ ai. Là người có ảnh hưởng trực tiếp đến tâm hồn của một đứa trẻ, thầy cô giáo đã làm hết trách nhiệm của mình chưa, hay khi có một học sinh nào đó thưa cô, thưa thầy có bạn này chê bai, hù dọa, cô lập, kiếm chuyện với con thì thầy cô lại phớt lờ đi, hoặc giải quyết qua loa, hoặc không quan tâm tới, hoặc cho rằng con có như thế nào bạn bè con mới đối xử với con như vậy. Thầy cô chủ nhiệm có làm đúng vai trò của mình hay chưa, hay cực khổ lắm tại gia đình trò đó cá biệt quá, không thể dạy dỗ được, nhưng thầy cô lại quên rằng thầy cô đang dạy cả một lớp học, nếu như một vườn nho có một cây bị sâu bệnh, thì phải tìm cách chữa nó, một lớp học, một trường học mà có những thành phần học sinh đi ngược với quy định của nội quy, quy định của nhà trường thì cần có biện pháp xử lý kịp thời. Xử lý ở đây, là phải kịp thời phát hiện ngay từ đầu, khuyến khích học sinh chia sẻ, động viên học sinh nói lên tâm tư của mình, những mâu thuẫn nhỏ từ lúc mới bắt đầu manh nha, để giáo dục kịp thời.

Chúng ta không thể bỏ mặc trẻ, bỏ qua những mâu thuẫn nhỏ trong lớp học để giải quyết ngay và luôn. Cùng với đó, phải cho trẻ biết những hành động vi phạm đạo đức của một học sinh sẽ được nhà trường kỷ luật nghiêm khắc, để giơ cao đánh khẽ ngay từ đầu, chứ đừng bao giờ để nó xảy ra rồi, lại cuống cuồng đi tìm cách xử lý. Lúc đó, trẻ bị bạo lực đã bị tổn thương thể chất tinh thần, còn trẻ bạo lực cũng đã phát triển theo chiều hướng xấu. Những bước đi đầu đời cần lắm sự quan tâm, của thầy cô, sự dưỡng dục của cha mẹ. Chúng ta không thể đùn đẩy trách nhiệm cho nhau.

Phải nói rằng, giáo dục trong thời đại 4.0, khi mọi thông tin từ các nền tảng xã hội phát triển quá nhanh, các trào lưu đánh đấm, bạo lực học đường của các quốc gia khác trên phim ảnh đã ảnh hưởng rất lớn đến hệ tư tưởng, hành động của các em học sinh. Một số bộ phim được hư cấu để truyền đi thông điệp, nhằm cảnh tỉnh các hành vi bạo lực, nhưng những hình ảnh miêu tả về bạo lực trong phim lại được trẻ bắt chước làm theo. Ở đây, chính là nhận thức, là sự tiếp cận của các em bị sai lệch.

Vì vậy, làm thế nào, để các em nhận thức được, những hành vi bạo lực là hành vi xấu. Đó chính là trách nhiệm không riêng gì của gia đình, của nhà trường mà còn là của những người làm công tác văn hóa xã hội, những người quản lý thông tin nền tảng các mạng xã hội, các kênh thông tin giải trí, khi đưa ra sản phẩm cho trẻ em, cho xã hội, chúng ta phải lường trước các ảnh hưởng của nó. Đi sâu vào nguồn cơn của các hành động bạo lực học đường, chúng ta cần giải quyết ngay từ gốc rễ, đến tận ngọn ngành của sự việc, để làm sao vấn nạn này không ảnh hưởng trực tiếp đến những em khác. Giáo dục luôn là kỷ cương, là tình thương là trách nhiệm. Biết đến bao giờ bạo lực học đường mới dừng lại, là câu hỏi cần lắm sự chung tay, tâm huyết và quyết tâm mang lại môi trường giáo dục lành mạnh cho con trẻ trong hiện tại và tương lai.

Nhà giáo H Xuân Đà

Bình luận (0)