Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Cải cách chế độ công vụ: Giảm số lượng nhưng phải đảm bảo sự hài lòng của người dân

Tạp Chí Giáo Dục

Đây là yêu cu ca ông Hunh Thanh Nhân – Phó Ch tch HĐND TP.HCM – ti bui giám sát thc hin chương trình ci cách hành chính (CCHC) và ci cách chế đ công v giai đon 2022-2025 đi vi mt s s, ngành…


TP.HCM đang c gng kiến ngh Trung ương cho TP t ch v mt biên chế, nht là biên chế ngành giáo dc, y tế

Nhiu nơi thiếu nhân s

Theo ông Nguyễn Anh Dũng – Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, ngành y tế đang gặp nhiều khó khăn trong công tác sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập và khó khăn về nhân lực của các trạm y tế. Đặc biệt trong điều kiện TP có mật độ dân cư đông nhưng nhân sự tại trạm y tế quá mỏng nên rất khó để có thể đảm trách chức năng quản lý sức khỏe người dân. Cụ thể, theo Thông tư số 3 năm 2023 của Bộ Y tế, định mức số người làm việc tại trung tâm y tế và trạm y tế được xác định theo quy mô dân số. Trong đó định mức số người làm việc của trạm y tế là 5 người/trạm; với trạm y tế trên 6.000 dân, nếu tăng từ 2.000 đến 3.000 dân thì tăng thêm 1 người làm việc. Thực hiện quy định này, TP.HCM phải tăng định mức biên chế để bổ sung cho Trung tâm Y tế TP.Thủ Đức, nhưng sẽ trái với quy định về tinh giản biên chế tối thiểu 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách Nhà nước so với năm 2021. Bên cạnh đó, nhân viên y tế đang chịu nhiều áp lực về tăng khối lượng công việc, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân tăng cao.

“Từ thực tế này, Sở Y tế TP.HCM kiến nghị Chính phủ xem xét, tăng định mức số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách theo quy mô, cơ cấu dân số cho UBND TP.HCM để bố trí cho trung tâm y tế và trạm y tế theo Thông tư số 3 của Bộ Y tế. Đồng thời, kiến nghị UBND TP.HCM phân bổ biên chế công chức hàng năm phù hợp với khối lượng công việc, chấp thuận chủ trương triển khai thí điểm bổ sung nhân lực y tế cho trạm y tế theo quy mô dân số đối với Trạm y tế xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh…”, ông Dũng kiến nghị.

Cũng tại buổi giám sát của HĐND TP, ông Nguyễn Văn Hiếu – Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM – cho biết, sau thời gian sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập, số trường, lớp hiện nay vẫn còn thiếu so với nhu cầu thực tế, do sự gia tăng dân số cơ học. Sở GD-ĐT đang đẩy mạnh mở rộng mạng lưới trường lớp để đảm bảo học sinh có đủ chỗ học. Bên cạnh đó, một số đơn vị sự nghiệp công lập sau khi thực hiện sáp nhập, giải thể, giảm các đầu mối dẫn đến việc dư số lượng cấp phó so với quy định, việc bố trí công tác cho cán bộ, viên chức gặp khó khăn. Các đơn vị còn thiếu nhân lực so với yêu cầu nhiệm vụ, do đó việc thực hiện chính sách tinh giản biên chế còn gặp nhiều khó khăn…

“Sở GD-ĐT TP.HCM kiến nghị các bộ ngành liên quan xây dựng cơ chế, chính sách về biên chế, chế độ tiền lương, chế độ đãi ngộ dành riêng cho ngành GD-ĐT để đảm bảo đủ số lượng giáo viên, đúng cơ cấu chuyên môn tại các cơ sở giáo dục phổ thông, đáp ứng nhu cầu giáo dục của nhân dân, đảm bảo thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông…”, ông Hiếu nói.

Đại diện Sở Tài nguyên – Môi trường cũng cho biết, số lượng phó thanh tra sở quy định tại điểm 4, Điều 1 Nghị định số 107/2020 của Chính phủ là chưa phù hợp với khối lượng công việc và số biên chế của thanh tra ngành tài nguyên – môi trường. Do đó, kiến nghị Sở Nội vụ trình UBND TP cho phép thanh tra Sở Tài nguyên – Môi trường có 3 phó chánh thanh tra (áp dụng giống quy định số lượng phó trưởng phòng chuyên môn thuộc sở có từ 15 biên chế trở lên được bố trí 3 phó trưởng phòng)…

TP kiến ngh đưc t ch v biên chế

Tại buổi giám sát đối với các sở ngành, ông Huỳnh Thanh Nhân chia sẻ với những khó khăn về cơ sở vật chất và đội ngũ nhân lực cũng như áp lực mà các ngành đang gặp phải, nhất là ngành y tế và ngành giáo dục.

“Bình quân mỗi năm TP.HCM tăng 20.000-30.000 học sinh; bình quân một năm, các cơ sở y tế trên địa bàn TP tiếp nhận đến 40 triệu lượt người đến khám chữa bệnh, trong đó có khoảng 2 triệu người bệnh nội trú. Đây là những con số rất lớn. Các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn TP không chỉ khám chữa bệnh cho người dân TP.HCM mà còn các tỉnh thành trên cả nước. TP gặp áp lực lớn về cơ sở vật chất và đội ngũ cho ngành y tế, giáo dục. Vì vậy, TP.HCM đang đeo bám, kiến nghị Trung ương cho TP tự chủ về mặt biên chế phù hợp với tình hình thực tiễn, quy mô dân số và dựa trên sự đóng góp cho cả nước”, Phó Chủ tịch HĐND TP.HCM nhấn mạnh.

Với việc sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập, theo ông Nhân đây cũng là vấn đề rất khó khăn với quy mô dân số và đô thị phát triển như TP.HCM. Bên cạnh đó dù giảm số lượng nhưng vẫn phải đảm bảo sự hài lòng của người dân.

Đánh giá đây là nhiệm vụ rất quan trọng, ông Nhân đề nghị các sở ngành cần rà soát các đơn vị có quy mô nhỏ, chưa đạt thì sắp xếp lại theo tinh thần mang lại hiệu quả, sự hài lòng cho người dân và phù hợp với đặc điểm tình hình của từng lĩnh vực. Cụ thể với Sở Giao thông – Vận tải hiện có 8 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc, sở cần rà soát tìm phương án có thể sáp nhập lại với nhau được hay không. Còn 4 trung tâm đăng kiểm thuộc sở, cần đánh giá lại hoạt động của các trung tâm để có sự sắp xếp cho phù hợp với thực tiễn cả về cơ cấu và nhân sự…

Về vấn đề tinh giản biên chế, ông Nhân đề nghị các sở cần sớm hoàn thiện đề án vị trí việc làm, bởi việc này liên quan đến việc thực hiện chế độ tiền lương mới.

Phó Chủ tịch HĐND TP cũng đề nghị các sở ngành quan tâm hơn nữa đến việc thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đặc biệt là công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nhận xét, đánh giá và xử lý vi phạm đối với cán bộ, công chức, viên chức. Bên cạnh đó, cần phải chính xác, khách quan trong công tác đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức theo hiệu quả công việc. Phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác lãnh đạo, quản lý, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, chuẩn hóa và xây dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp, nâng cao ý thức trách nhiệm và tính tự giác trong thực thi nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức…

Anh Kim

 

Bình luận (0)