Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Những việc làm, kết quả đạt được của TP.HCM: Là kinh nghiệm quý cho cả nước

Tạp Chí Giáo Dục

Năm 2023, Thng đã phê duyt cho Hc vin Chính tr quc gia H Chí Minh ch trì thc hin Chương trình khoa hc và công ngh đc bit cp quc gia giai đon 2021-2025: “Nghiên cu, vn dng và phát triển sáng to tư tưng H Chí Minh trong công cuc xây dng đt nưc và bo vệ T quc thi k đi mi (giai đon t năm 1986 đến nay, đnh hưng đến năm 2030 và tm nhìn đến năm 2045)”, nhm cung cp lun c khoa hc cho vic xây dng các d tho văn kin trình Đi hi XIV ca Đng. Theo đó, mi đây đoàn công tác ca Hc vin Chính tr quc gia H Chí Minh đã có bui kho sát, làm vic vi TP.HCM.


Ông Hoàng Phúc Lâm – Phó Giám đc Hc vin Chính tr quc gia H Chí Minh – phát biu ti bui làm vic

PGS.TS Hoàng Phúc Lâm – Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Trưởng đoàn công tác – cho biết: “Những ý kiến trao đổi sẽ giúp cho Ban Chủ nhiệm đề tài làm rõ những nội dung đã đặt ra, đồng thời đây cũng là những căn cứ lý luận và thực tiễn để xây dựng các báo cáo, kiến nghị gửi Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng”.

Báo cáo với đoàn công tác về việc vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, bà Bùi Thị Ngọc Trang – Phó Giám đốc Học viện Cán bộ TP.HCM – thông tin, TP.HCM là đô thị hội tụ, tập trung nhiều tiềm năng, thế mạnh và thuận lợi so với các địa phương trong cả nước. Thời gian qua, TP đã phát huy tốt những tiềm năng, nguồn lực vốn có; đã tập trung nỗ lực xây dựng hình thành  chính quyền đô thị và mô hình chính quyền đô thị.

“Đây là một nhiệm vụ chính trị quan trọng mà Đảng bộ TP.HCM đã bắt đầu ấp ủ ý tưởng từ năm 2005, đến năm 2020 đã được triển khai thực hiện. Những vấn đề cấp thiết đặt ra trong xây dựng chính quyền đô thị tại TP.HCM, gồm: hoàn thiện đồng bộ về thể chế và cơ chế chính sách; tiếp tục tạo được sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân, các bên liên quan…”, bà Trang nói.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Nguyễn Hồ Hải – Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM – cho biết, TP.HCM có nhiều nội dung phải tổ chức thực hiện theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XI. Tuy nhiên, trọng tâm hiện nay là triển khai thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 7-10-2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 31-NQ/TW ngày 30-12-2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP.HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 98/2023/QH15 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM.

“Đây là cơ sở pháp lý và thể hiện sự quan tâm của Trung ương đối với TP”, ông Hải nói.

Theo ông Hải, để cụ thể hóa một chính sách và đạt hiệu quả phải có thời gian. TP.HCM đã thực hiện và có kết quả ban đầu. Bên cạnh thuận lợi, TP cũng gặp không ít khó khăn trong việc tháo gỡ các tồn đọng trong quá trình phát triển đi đầu cho nên cần có sự quan tâm, đồng hành của Trung ương. TP luôn mong muốn là nơi được Trung ương chọn để thực hiện thí điểm các chính sách mới, để cập nhật vào quá trình phát triển của mình.

“Với phương châm “cả nước vì TP, TP vì cả nước”, TP.HCM mong Trung ương, Bộ Chính trị, Chính phủ, Quốc hội, MTTQ tiếp tục quan tâm đến sự phát triển TP”, ông Hải bày tỏ và  tin rằng TP.HCM với tiềm lực của doanh nghiệp, của nhân dân, TP.HCM sẽ thực hiện tốt các nhiệm vụ Trung ương giao.

Kết luận buổi làm việc, ông Lâm đánh giá cao những ý kiến tâm huyết của các đại biểu với mong muốn TP.HCM tiếp tục là đầu tàu của cả nước trên các lĩnh vực. Qua đó, ông đề nghị các thành viên trong đoàn công tác của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, từ kết quả khảo sát, nghiên cứu tại TP.HCM tiếp tục xây dựng báo cáo, kiến nghị gửi Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng trên các lĩnh vực phát huy sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, những kinh nghiệm của TP.HCM trong phát triển GD-ĐT…

Đơn cử việc phát triển GD-ĐT tại TP.HCM, ông Lâm cho biết, trong 10 năm trở lại đây với số trường dân lập chiếm 1/3 số trường thuộc hệ thống giáo dục toàn TP. Điều này cho thấy việc phân cấp, phân hóa trong GD-ĐT là có và đây là xu thế.

Về việc phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, TP.HCM có 53 dân tộc cùng sinh sống và 12 tôn giáo lớn, tất cả đều sống đoàn kết “tốt đời đẹp đạo” không phân biệt đối xử. Sức mạnh đại đoàn kết dân tộc được thể hiện rất rõ trong việc cùng đồng hành các chương trình an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, hiến đất mở đường, xây dựng công trình công cộng… Đây chính là vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy khát vọng phát triển TP.

Về việc phát triển nguồn nhân lực, ông Lâm đánh giá TP.HCM đã rất quan tâm và làm tốt, nhất là nguồn nhân lực lãnh đạo quản lý.

“Những việc làm và kết quả đạt được của TP.HCM là kinh nghiệm quý cho cả nước triển khai thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và chuẩn bị cho xây dựng Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIV…”, ông Lâm nhấn mạnh.

Trinh Nguyn

Bình luận (0)