Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Thiết lập kênh thông tin và hệ thống theo dõi an toàn trường học

Tạp Chí Giáo Dục

UBND TP.HCM va ban hành quyết đnh kế hoch “Trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích học sinh trong các cơ sở giáo dục” trên địa bàn TP.HCM.


UBND TP yêu cu ngành giáo dc thiết lập hệ thống ghi chép, theo dõi, giám sát và báo cáo công tác xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích…

Đến năm 2025 có 80% hc sinh ph thông biết bơi

Theo đó, đặt mục tiêu đến năm 2025, có tối thiểu 80% nhà trường đạt tiêu chuẩn trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích và đạt 90% vào năm 2030; phấn đấu tỷ lệ học sinh bị tai nạn đuối nước và tai nạn giao thông đến năm 2025 giảm 50%, giảm 60% vào năm 2030.

100% nhà trường có kế hoạch và tổ chức tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn học sinh kiến thức, kỹ năng an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích và phối hợp chặt chẽ với gia đình trong việc quản lý, giám sát học sinh trong thời gian nghỉ học, nghỉ lễ – Tết, nghỉ hè.

100% học sinh được tuyên truyền, phổ biến về nguyên nhân gây tai nạn thương tích thường gặp và được hướng dẫn những kiến thức cơ bản về phòng, tránh tai nạn thương tích.

Đến năm 2025, phấn đấu 95% học sinh phổ thông được trang bị kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn đuối nước và đạt 100% vào năm 2030, trong đó đến năm 2025 có 70% trở lên học sinh nắm vững kiến thức, kỹ năng và biết vận dụng trong thực tiễn và đạt 80% vào năm 2030.

Đến năm 2025, phấn đấu 80% học sinh phổ thông biết bơi và biết các kỹ năng an toàn trong môi trường nước và đạt 90% vào năm 2030.

Đến năm 2025, có 95% giáo viên mầm non, giáo viên chủ nhiệm và Tổng phụ trách Đội được tập huấn, trang bị kiến thức cơ bản về phòng, chống tai nạn thương tích, đặc biệt là phòng, chống tai nạn đuối nước và tai nạn giao thông để hướng dẫn học sinh và đạt 100% vào năm 2030.

Đến năm 2025, có trên 90% giáo viên giáo dục thể chất ở các trường phổ thông được tập huấn kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn đuối nước, kỹ năng dạy bơi, cứu đuối, sơ cấp cứu ban đầu và đạt 100% vào năm 2030.

100% các cơ sở giáo dục thực hiện cập nhật số liệu phòng, chống tai nạn thương tích theo định kỳ và khi có số liệu phát sinh của đơn vị.

Thiết lập kênh thông tin và hệ thống theo dõi an toàn trưng hc

Đối với bậc mầm non, UBND TP.HCM yêu cầu thường xuyên rà soát, kiểm tra chất lượng công trình, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, phương tiện, dụng cụ máy móc phục vụ công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong cơ sở giáo dục mầm non, phát hiện và xử lý kịp thời các hạng mục bị xuống cấp, hư hỏng có nguy cơ gây mất an toàn đối với trẻ em.

Tập huấn nâng cao nhận thức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước; phòng chống cháy nổ; an toàn giao thông; phòng chống bạo hành, xâm hại trẻ em; phòng chống đuối nước; công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.

Bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp, đạo đức nhà giáo, phổ biến pháp luật có liên quan về bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.

Thiết lập các kênh thông tin như hộp thư góp ý, số điện thoại đường dây nóng và các hình thức phù hợp khác; tạo điều kiện để thu nhận thông tin về an toàn trường học hoặc tố giác tình trạng bạo hành, xâm hại trẻ em.

Thiết lập hệ thống ghi chép, theo dõi, giám sát và báo cáo công tác xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích; ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo hành, xâm hại đối với trẻ em.

Triển khai đa dạng các hình thức trao đổi thông tin với cha mẹ, người chăm sóc trẻ em về kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và kịp thời thông tin về những tiến bộ hoặc khó khăn của trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non.

Huy động sự tham gia của gia đình và cộng đồng trong các hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non.

Lồng ghép giáo dục trẻ em về kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ bản thân, phòng tránh xâm hại trong các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non.

Tăng cường giáo dục trẻ em về kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông qua hình thức trải nghiệm, thực hành xử trí tình huống bảo vệ bản thân phù hợp với nhu cầu, độ tuổi của trẻ em.

Trang bị đồ chơi, tài liệu, học liệu giáo dục về bảo đảm an toàn dành cho trẻ em phù hợp với độ tuổi và phù hợp với văn hóa địa phương.

Với các cơ sở giáo dục phổ thông và thường xuyên, UBND TP yêu cầu, bảo đảm an ninh, trật tự trường học; phòng, chống bạo lực học đường, tội phạm, tệ nạn xã hội; hướng dẫn người học tham gia môi trường mạng an toàn, lành mạnh, đúng quy định của pháp luật.

Giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước; an toàn giao thông; phòng cháy, chữa cháy; ứng phó với thảm họa, thiên tai; phòng, chống ngã, va đập, điện giật và một số loại hình tai nạn thương tích thường gặp khác.

Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe người học: phòng, chống dịch, bệnh học đường; bảo đảm an toàn thực phẩm; phòng, chống tác hại của thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá mới, rượu, bia và các chất gây nghiện khác.

Thực hiện quy tắc ứng xử, quy chế dân chủ trong nhà trường; giáo dục sức khỏe tâm thần; thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho người học và công tác xã hội trong nhà trường.

Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động theo từng năm và giai đoạn, gắn với kế hoạch giáo dục và phát triển của nhà trường; xác định cụ thể các nguồn lực triển khai, lộ trình thực hiện các tiêu chí trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 18/2023/TT-BGDĐT.

Xây dựng, tổ chức thực hiện quy chế phối hợp xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích giữa các tổ chức trong nhà trường; giữa nhà trường với cha mẹ học sinh, trong đó xác định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức có liên quan.

Xây dựng phương án phòng ngừa, xử lý trước, trong và sau khi xảy ra tai nạn thương tích trong nhà trường và phối hợp xử lý ở ngoài nhà trường; kế hoạch, phương án bảo đảm an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho người học khi nhà trường tổ chức hoặc phối hợp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài nhà trường.

Thiết lập kênh tiếp nhận thông tin và hệ thống ghi chép, theo dõi, giám sát diễn biến tình hình xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích của nhà trường.

Tổ chức kiểm tra thường xuyên, định kỳ các hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong nhà trường và việc chấp hành các quy định đối với người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.

Thiết lập và sử dụng hiệu quả kênh thông tin như hộp thư góp ý, số điện thoại đường dây nóng và các hình thức phù hợp khác để thu thập thông tin và cảnh báo, ngăn chặn nguy cơ gây tai nạn thương tích; đa dạng các hình thức trao đổi thông tin với cha mẹ học sinh, cơ quan, đoàn thể, tổ chức tại địa phương về tuyên truyền, phối hợp giáo dục phòng, chống tai nạn thương tích cho người học.

Giáo dục kiến thức, kỹ năng về bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội; phòng, chống bạo lực học đường, tội phạm, tệ nạn xã hội trong nhà trường, cộng đồng và trên môi trường mạng.

Yên Đ

Bình luận (0)