Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Ngư trường kinh tế và trách nhiệm của ngư dân

Tạp Chí Giáo Dục

TP.Đà Đng có 595 tàu khai thác vùng khơi. T năm 2007 đến nay, không có tàu cá ca ngư dân vi phm đánh bt hi sn trên vùng bin nưc ngoài. Vi mi ngư dân, vic vươn khơi trên ngư trưng xa đánh bt hi sn không ch đ phát trin kinh tế gia đình mà còn là trách nhim ca mi công dân đi vi quê hương, đt nưc trong chp hành pháp lut, góp phn bo v biên cương bin đo.


Ngư dân thc hin kim tra các th tc theo đúng quy đnh trưc gi vươn khơi

T hào góp phn bo v bin đo T quc

Nằm ở vị trí trung tâm cả nước, TP.Đà Nẵng được xem là một trong 5 trung tâm nghề cá lớn của cả nước, gắn với ngư trường Hoàng Sa. Chính quyền Đà Nẵng luôn chú trọng thực hiện mục tiêu phát triển thủy sản hiệu quả, bền vững gắn với công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh trên biển. Thống kê cho biết, hiện Đà Nẵng có 1.192 tàu cá đã đăng ký, trong đó có 286 tàu khai thác ven bờ, 311 tàu khai thác vùng lộng, 595 tàu khai thác vùng khơi. Với mỗi ngư dân vươn khơi bám biển ngoài phát triển kinh tế còn có thêm trách nhiệm và niềm tự hào trong việc chung tay bảo vệ biển đảo biên cương của Tổ quốc.

Trở về sau chuyến biển dài ngày, ngư dân Nguyễn Văn Tiến ở quận Sơn Trà (TP.Đà Nẵng) không quên thực hiện các thủ tục nhập bến theo quy định như trình giấy đăng kiểm, giấy đăng ký khai thác, nhật ký khai thác, an toàn thực phẩm, giấy tờ tùy thân. Anh Tiến phấn khởi cho biết: “Chuyến biển này tôi đánh bắt trên ngư trường Hoàng Sa trong 2 tuần. Việc chấp hành các thủ tục theo quy định khi xuất, nhập bến là trách nhiệm đồng thời cũng là quyền lợi của mỗi ngư dân. Khai thác hải sản tuân thủ quy định pháp luật trên biển là điều cần thiết, tôi luôn nhắc nhở anh em bạn thuyền điều này”.


T rơi tuyên truyn v pháp lut trên bin đưc ngư dân Đà Nng mang theo trong mi chuyến hi trình vươn khơi bám bin

Trên bến cảng Âu thuyền Thọ Quang, ngư dân Lê Văn Chiến đang tất bật cùng bạn thuyền chuẩn bị thực phẩm thiết yếu để vươn khơi. Khi mọi thứ được sắp đặt đầy đủ, anh Chiến xuống tàu kiểm tra lại một lần nữa thiết bị giám sát hành trình trước khi thực hiện khai báo thủ tục xuất bến tại cảng. Dù quanh năm sống nhờ biển cả, có thâm niên hàng chục năm vươn khơi bám biển nhưng anh Chiến vẫn không quên mang theo các tờ rơi có ghi nội dung về việc chống khai thác trái phép trên vùng biển nước ngoài, kèm theo các quy định về luật pháp trên biển để anh em bạn thuyền đọc những lúc nghỉ ngơi giữa những giờ bủa lưới đánh bắt cá tôm. “Mình hiểu và nắm rõ pháp luật để việc đánh bắt hải sản được thuận lợi. Đồng thời bảo vệ vùng biển của đất nước mình”, anh Chiến nói.

Từ năm 2013, lần lượt 4 nghiệp đoàn nghề cá tại Đà Nẵng được thành lập. Tham gia nghiệp đoàn, các ngư dân được liên kết tổ đội tàu thuyền để vươn khơi xa đánh bắt hải sản. Trên những ngư trường lớn, việc liên kết này đã phát huy hiệu quả. Các ngư dân được hỗ trợ thủ tục pháp lý, bảo vệ quyền lợi hợp pháp khi đánh bắt trên vùng biển chủ quyền. Đồng thời, sức mạnh đoàn kết trên biển được phát huy đã giúp ngư dân hạn chế được nhiều rủi ro…

Chng khai thác hi sn trái phép

Cảng cá Thọ Quang được xem là cảng cá lớn nhất miền Trung, số lượng lớn các tàu cá khắp các tỉnh trên hải trình đánh bắt chọn nơi này ghé lại để bán hải sản và chuẩn bị cho chuyến biển mới. Ước tính mỗi ngày có hàng chục lượt tàu cá xuất nhập bến, lúc cao điểm con số đó lên hàng trăm chiếc. Để đảm bảo việc đánh bắt hải sản trên biển đúng quy định, Trạm kiểm soát biên phòng Mân Quang luôn có lực lượng túc trực để kiểm soát các phương tiện ra vào âu thuyền. Sau khi các tàu cá xuất trình giấy tờ liên quan của chuyến biển, các cán bộ chiến sĩ biên phòng tiến hành kiểm tra phương tiện đảm bảo an toàn hàng hải, các thiết bị trên tàu như thiết bị giám sát hành trình, thiết bị nhận dạng, máy móc, các loại phao trên tàu.


Tuân th pháp lut khi đánh bt trên bin là trách nhim ca mi ngư dân

Đại úy Nguyễn Văn Khánh – Trạm trưởng Trạm kiểm soát biên phòng Mân Quang cho biết, khi kiểm tra giấy tờ của một phương tiện thường mất rất nhiều thời gian. Để giúp ngư dân dễ nhớ các mốc thời gian cần thiết, anh cắt tờ phiếu kích thước bằng nhãn vở học sinh rồi ghim vào đầu trang bìa của hồ sơ. Trên phiếu ghi sẵn thời hạn các loại giấy tờ để ngư dân cả cán bộ kiểm soát khi nhìn vào phiếu là biết. Trên tấm phiếu kiểm tra phương tiện, anh Khánh cẩn thận ghi thêm số điện thoại di động của mình để ngư dân tiện liên lạc. Để ngư dân nắm rõ quy định đánh bắt trên biển, đơn vị thường triển khai công tác tuyên truyền theo 3 hình thức: tuyên truyền tập trung, tuyên truyền bằng phát tờ rơi và tuyên truyền đặc biệt đối với một số trường hợp như trễ hẹn đăng kiểm, trễ giấy phép khai thác 2 lần trở lên. Với các trường hợp chủ tàu lợi dụng đêm tối để xuất bến không báo cáo, lực lượng chiến sĩ của trạm đều xử lý rất quyết liệt. Nhờ đó, hầu hết các tàu cá hầu như không dám vi phạm như hình thức trên.

Thống kê cho thấy, năm 2023, bộ đội biên phòng Đà Nẵng đã tổ chức tuyên truyền chống khai thác hải sản trái phép thông qua nhiều hình thức phong phú như: tuyên truyền tập trung, đến từng hộ gia đình, nơi neo đậu tàu thuyền, thông qua mạng xã hội, các nhóm Zalo… Bên cạnh đó, tổ chức 2 hội nghị tập trung và 67 buổi tuyên truyền cho 5.750 lượt người nghe. Có 436 chủ phương tiện ký cam kết chấp hành quy định chống khai thác hải sản trái phép… Trong năm, lực lượng chức năng còn tổ chức 120 lượt tuần tra bảo vệ biên giới, triển khai 4 kế hoạch cao điểm xử lý tàu vi phạm, 6 đợt phối hợp với các đơn vị, lực lượng có liên quan phối hợp tuần tra, xử lý các trường hợp vi phạm.

Quý I năm 2024, đơn vị này đã tổ chức hội nghị “Sơ kết công tác hỗ trợ ngư dân vươn khơi bám biển” kết hợp bảo vệ chủ quyền biển, đảo năm 2023, ký cam kết thực hiện quy chế thông tin liên lạc biển và quy định khai thác hải sản trái phép năm 2024.

Cùng với sự đồng hành của lực lượng biên phòng, sự đoàn kết của mỗi ngư dân đã và đang góp phần vào việc phát triển kinh tế biển bền vững, nâng tầm giá trị hải sản hướng đến tiêu chuẩn xuất khẩu hải sản và chung tay bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của biển đảo Tổ quốc.

Phan L

Bình luận (0)