Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Nghề báo trong mắt các nghệ sĩ

Tạp Chí Giáo Dục

Ngh sĩ luôn là đi tưng đưc công chúng dành nhiu s quan tâm, ưu ái, mến m. Chính điu y mà ngh sĩ và nhng hot đng ngh thut ca h không th thiếu trong tt c t báo. Nhà báo và ngh sĩ cũng vì thế có mi quan h khá cht ch. Nhân ngày 21-6, hãy nghe các ngh sĩ cm nhn v ngh báo.

NSND – TS. Bch  Tuyết: “Ngh sĩ và nhà báo cn có s song hành…”

Theo NSND – TS. Bạch Tuyết thì bà có được tên tuổi như ngày hôm nay không thể phủ nhận công của báo chí. “Có thể nói, tôi được báo chí ưu ái nhiều. Tôi thấy, nhà báo và nghệ sĩ có nét tương đồng là có đam mê mãnh liệt mới làm nghề được. Nhà báo muốn có bài viết hay phải đi thu thập tin tức khá vất vả, còn nghệ sĩ muốn có vai diễn hay phải luyện tập miệt mài. Nhân đây, tôi xin phép được chia sẻ một chút suy nghĩ của mình về nghề báo. Có thể nói, những năm trở lại đây, cơ chế thị trường đã mở ra nhiều cánh cửa cho các sàn diễn, trên các mặt báo cũng mở ra các “diễn đàn văn hóa”. Nhờ  đó, quan hệ giữa nhà báo và nghệ sĩ đã có những bước tiến đáng kể…”.

Nữ nghệ sĩ phân tích: “Lắm lúc, tập thể nghệ sĩ chúng tôi quần quật sau mấy tháng trời để ra mắt một tác phẩm nghệ thuật. Hồi hộp ra mắt buổi đầu tiên với công chúng, chúng tôi lại thấp thỏm khi sáng ra đọc các bài phê bình trên các báo, khen có, chê có, ấy là tâm lý thường nhật. Vấn đề mà nghệ sĩ chúng tôi quan tâm là mọi đánh giá, phân tích ấy cần được các nhà báo dựa trên những lập luận hợp lý, hợp tình. Lời khen vốn dễ nghe, sự chê dễ làm người trong cuộc… chóng mặt. Song, có nhiều cách ghi nhận sự đồng hành giữa nghệ sĩ và nhà báo.

Trong sự đồng hành này, tất yếu sẽ có tranh luận, mâu thuẫn lẫn nhau. Đồng hành gắn với sự thống nhất chứ không phải là sự đồng nhất từ người viết kịch bản (tác giả), người dàn dựng (đạo diễn), người diễn (diễn viên) đến người phê bình – nhà báo và công chúng. Quả thật, nếu một vở diễn, vai diễn nói riêng, một đời sống sân khấu nói chung mà khi ra đời đạt đến độ hoàn hảo tuyệt đối thì e rằng đó là một công trình… kỹ thuật hơn là một tác phẩm nghệ thuật.

Theo tôi, sự “chưa được hoàn hảo” của một tác phẩm nghệ thuật sẽ chính là nguồn gợi mở cho  nhiều cách cảm nhận, thưởng thức khác nhau của công chúng. Đồng thời, nó cũng buộc nghệ sĩ phải tự chiêm nghiệm và phấn đấu với nghề nghiệp. Một nền sân khấu nghệ thuật đích thực luôn thao thức đi tìm những giá trị chân – thiện – mỹ để gửi đến công chúng, và từ góc độ thông tin, nhà báo nhập cuộc với trách nhiệm và đạo đức nghề báo cùng với giới nghệ sĩ sáng tạo bằng bản lĩnh cầm bút khí khái mà uyển chuyển, chính xác hợp tình. Đó chính là cuộc đồng hành giữa nghệ sĩ và nhà báo…”.

NSND Thanh Đin: “Nhà báo cn khen chê đúng ngưi, đúng vic”

NSND Thanh Điền từng là đạo diễn của vở cải lương nói về nghề báo mang tên “Hạnh phúc không dễ tìm”. Trong đó, vai nữ chính – nhà báo Mộng Thu trong vở do bà xã của ông là cố NSND Thanh Kim Huệ đảm nhận. Ông nhớ lại: “Đây là vai diễn mà tôi rất tâm đắc trong vở. Vai diễn đã khắc họa một nhân vật phụ nữ có bản chất tốt đẹp trong công việc lẫn trong cuộc sống gia đình. Là một nhà báo, Mộng Thu thường xuyên đi công tác xa để tìm hiểu thực tế cho những bài viết của mình, các gia đình có nguy cơ tan rã qua ngòi bút của cô đã giúp họ nhìn nhận lại sự việc và cảm thông yêu thương nhau. Những đứa trẻ sắp sa vào cái chết trắng, cô cũng kịp thời cảnh báo để gia đình có những biện pháp ngăn chặn kịp thời. Thế nhưng người chồng yêu quý của Mộng Thu là Thành Đạt do tôi thủ vai lại không thông cảm cho vợ, anh thường xuyên ghen tuông, buộc Mộng Thu phải bỏ công việc mà mình yêu thích. Mộng Thu không chấp nhận nên hạnh phúc trên đà đổ vỡ… Nhưng rồi chính những bài báo của cô đã cảnh tỉnh lại người chồng của mình…”.

NSND Thanh Điền chia sẻ thêm: “Làm đạo diễn đề tài này, tôi mới rút ra một nhận định là để trở thành một nhà báo giỏi quả thật khó khăn và cần phải có thời gian rèn luyện, trau chuốt ngòi bút. Nhà báo tiếp xúc với nhiều người, ứng xử thông minh, ngoại giao tốt, họ là những người rất đa năng trong cách lấy thông tin. Nghề báo là một nghề thú vị, hấp dẫn tuy nhiên cũng đầy rủi ro. Do yêu cầu về độ chính xác cao đối với thông tin, những người làm báo phải chịu nhiều áp lực. Đó là một nghề có tính trách nhiệm cao. Mỗi người cầm bút đều phải chịu trách nhiệm trước từng con chữ của mình. Qua ngòi bút của mình, nhà báo phải khen chê đúng người, đúng việc. Là một diễn viên, nếu được khen thái quá tôi cũng không thích, ngược lại nếu bị… chê oan tôi cũng khổ sở lắm…”.

Din viên Hòa Hip: “Ngh báo cc kh không thua gì ngh din viên”

“Làm nhà báo không dễ dàng chút nào” – Đó là lời khẳng định chắc nịch của diễn viên Hòa Hiệp khi nhập vai nhà báo trẻ Đỗ Hòa trong bộ phim truyền hình dài 20 tập “Nghề báo” của đạo diễn Phi Tiến Sơn. Vai diễn đến với Hòa Hiệp khá bất ngờ. Một hôm Hòa Hiệp nhận được cú điện thoại mời đến HTV thử vai. Thì ra anh trợ lý đạo diễn đã từng xem Hòa Hiệp diễn kịch “Em và ngôi sao” nên đã đề xuất với đạo diễn. Thử vai rồi, Hòa Hiệp cứ ngỡ mình không được chọn vì nghe “bên lề” rằng gương mặt của mình còn… non quá. Không ngờ, một tuần sau, Hòa Hiệp được chính đạo diễn Phi Tiến Sơn mời lên nhận kịch bản. Vai Đỗ Hòa đã hút Hòa Hiệp ngay khi đọc kịch bản, chính vì vậy mà Hòa Hiệp đã từ chối một vai điện ảnh khác để toàn tâm toàn lực cho vai nhà báo này.

Nhà báo Đỗ Hòa công tác ở tòa soạn Sài Gòn Mới, ban chính trị xã hội. Trẻ, năng nổ, nhiệt tình trong công việc nhưng cũng khá lãng mạn trong tình yêu. Tuy nhiên, cũng vì sự háo thắng của tuổi trẻ, nhìn nhận sự việc quá hấp tấp mà bài phóng sự điều tra của anh đã làm đổ vỡ một gia đình… Bên cạnh đó, anh còn phải đối đầu với những vụ mua chuộc, tiêu cực, tâm lý bị giằng xé… Đó cũng là một trong những tình huống rất khó mà Hòa Hiệp phải thể hiện.

Hòa Hiệp tâm sự: “Có vào vai nhà báo, tôi mới thấu hiểu nỗi khổ của những người công tác trong lĩnh vực này. Thật sự, tôi thấy nghề báo cực không thua gì nghề diễn viên. Nó đòi hỏi người làm nghề phải nhạy bén, nắm bắt được những sự kiện thời sự đang diễn ra. Với tôi, vai nhà báo Đỗ Hòa là một dấu ấn không thể quên trong sự nghiệp diễn xuất của mình…”.

Lý Đi

 

Bình luận (0)