Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Khu vực phía Nam: Bệnh sởi, ho gà có dấu hiệu tăng

Tạp Chí Giáo Dục

Lâu nay các bnh truyn nhim có vc-xin như si, ho gà… có s ca mc rt ít. Tuy nhiên, thi gian gn đây do t l tiêm chng gim nên nhiu bnh có du hiu gia tăng. Đây đang là mi lo ca ngành y tế, nht là các tnh phía Nam…


T l tiêm chng thp dn đến mt s bnh truyn nhim có vc-xin gia tăng

Bnh có vc-xin đang tăng

Tại Hội nghị phòng, chống dịch khu vực phía Nam, TS. Nguyễn Vũ Thương – Phó Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM – cho biết, từ tháng 1 đến 10-6, khu vực phía Nam ghi nhận 41 trường hợp mắc bệnh ho gà và 317 trường hợp mắc sởi. Nhiều địa phương có số ca mắc sởi trong cộng đồng cao, đơn cử như tỉnh Kiên Giang. Nguyên nhân khiến cho các dịch bệnh này tăng là do tỷ lệ tiêm chủng thấp, đặc biệt từ đầu năm 2021 đến nay.

Riêng tại TP.HCM, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP, từ ngày 3 đến 9-6, TP ghi nhận 9 ca sởi. Số ca sởi xác định tích lũy đến ngày 9-6 là 16 ca và phân bố tại 4 quận, huyện gồm Bình Tân (8 ca), Hóc Môn (5 ca), Bình Chánh (2 ca) và quận 8 (1 ca). Ở cấp độ phường, xã có 11/312 phường, xã có ca sởi xác định gồm: Lê Minh Xuân và Vĩnh Lộc B (Bình Chánh); An Lạc, Bình Hưng Hòa, Bình Hưng Hòa B, Bình Trị Đông B, Tân Tạo, Tân Tạo A (Bình Tân); Bà Điểm và Xuân Thới Đông (Hóc Môn) và phường 15 (quận 8). Trong 16 ca này có 2 ca dưới 9 tháng tuổi, 8 ca từ 9 đến dưới 18 tháng tuổi, 1 ca từ 18 đến dưới 24 tháng tuổi, 4 ca từ 2 tuổi đến dưới 5 tuổi và 1 ca dưới 15 tuổi. Tiền sử tiêm vắc-xin sởi của các bệnh nhân này như sau: 2 ca (12,5%) chưa đến tuổi tiêm chủng; 11 ca (68,75%) chưa tiêm sởi; 1 ca (6,25%) tiêm 1 mũi và 2 ca (12,5%) tiêm đủ 2 mũi sởi.

Cũng từ ngày 3 đến 9-6, TP ghi nhận 3 ca ho gà tại 3 phường, xã (Nhơn Đức – Nhà Bè, Bình Hưng Hòa A – Bình Tân, Hiệp Bình Chánh – Thủ Đức). Số ca mắc tích lũy đến ngày 9-6 là 30 ca, trong đó chỉ có 2 ca ngoại trú, còn lại đều phải điều trị tại bệnh viện.

Nói về nguyên nhân, TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu – Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM – cho rằng, một số bệnh có thể phòng ngừa được bằng vắc-xin quay trở lại là do đã xuất hiện các “khoảng trống” miễn dịch. Trong giai đoạn từ năm 2021 đến nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều trẻ không được tiêm chủng vắc-xin đầy đủ và đúng lịch, nhiều quận, huyện có độ bao phủ vắc-xin thấp.

Đối với bệnh dại, tính đến ngày 10-6, khu vực phía Nam có 41 trường hợp tử vong, chiếm 27% cả nước, tăng 52% so với cùng kỳ năm 2023. Một số địa phương như Bến Tre, Tây Ninh, Long An, Cà Mau, Đồng Nai có ổ dịch chó dại gia tăng.

Ngược lại, với các bệnh chưa có vắc-xin, 6 tháng đầu năm, tại khu vực phía Nam, các bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng ở mức thấp, không có nhiều biến động so với cùng kỳ năm 2023 và trung bình 5 năm trước. Tuy nhiên, Lâm Đồng là địa phương có số ca mắc trung bình/100.000 dân cao nhất khu vực.

Còn TP.HCM, tính đến ngày 9-6, TP ghi nhận 3.677 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, giảm 53,7% so với cùng kỳ năm 2023 (7.945 ca); trong đó có 66 ca nặng, tỷ lệ ca nặng trên tổng số ca mắc là 1,79% (66/3.677) giảm hơn 1,9 lần so với cùng kỳ năm 2023 là 3,49% (277/7.945). Tính từ đầu năm đến nay, chưa ghi nhận trường hợp tử vong do sốt xuất huyết.

Đối với bệnh tay chân miệng, TP ghi nhận 6.210 ca mắc, tăng 155,1% so với cùng kỳ năm 2023 (2.434 ca), với số ca nặng là 47 ca, tỷ lệ ca nặng trên tổng số ca mắc là 0,76% (47/6.210) giảm hơn 2,2 lần so với cùng kỳ năm 2023 là 1,68% (40/2.387).

Cn m rng đ tui, đi tưng đưc tiêm chng

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh truyền nhiễm trong 6 tháng đầu năm tại khu vực phía Nam, TS. Thượng nhấn mạnh, bệnh ngừa được bằng vắc-xin gia tăng và xuất hiện cục bộ ở một số địa phương là điều đáng lo ngại. Vì vậy cần phải có những biện pháp mạnh và nhanh hơn để tránh dịch lây lan, trong đó có thể mở rộng độ tuổi, đối tượng được tiêm chủng vắc-xin.

Đồng tình, TS.BS Châu kiến nghị triển khai ngay chiến dịch tiêm vắc-xin sởi ở các vùng có nguy cơ bùng phát dịch; Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia cần đảm bảo nguồn cung ứng vắc-xin để khẩn trương tiêm bù cho trẻ, tạo miễn dịch cộng đồng. Bên cạnh đó, ngoài vắc-xin uốn ván nên bổ sung thêm tiêm vắc-xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà cho thai phụ. Bởi trên thực tế, nhiều trẻ mắc bệnh ho gà trước khi tới tuổi tiêm chủng, rất cần miễn dịch truyền từ mẹ.

Sở Y tế TP.HCM cũng đề nghị tăng cường liên kết vùng khu vực phía Nam, nhất là trong phòng, chống các dịch bệnh truyền nhiễm; phối hợp rà soát tiêm chủng cho trẻ ở khu vực giáp ranh giữa các địa phương; các địa phương cần chủ động nguồn thuốc, vật tư y tế phòng, chống các bệnh truyền nhiễm.

Tham dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương – Thứ trưởng Bộ Y tế – yêu cầu các địa phương khu vực phía Nam tập trung dự báo tình hình dịch bệnh trên địa bàn; đánh giá, rà soát khả năng phòng, chống dịch, đặc biệt là thuốc điều trị. Đồng thời lên kịch bản ứng phó, sẵn sàng cơ sở vật chất, nguồn lực để thu dung, điều trị các bệnh truyền nhiễm; trong đó chú ý đến việc phân luồng, cách ly điều trị đối với các bệnh có nguy cơ lây truyền cao như bệnh sởi, ho gà.

Đối với những bệnh dịch không có vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng, các sở y tế cần tham mưu UBND tỉnh để chủ động mua vắc-xin, thuốc điều trị, huyết thanh… ứng phó với tình hình tại địa phương, không để tình trạng khi có dịch bệnh thì đẩy về các bệnh viện tuyến Trung ương và tuyến cuối của TP.HCM.

Bà Hương cũng đề nghị các cục, vụ trực thuộc Bộ Y tế nghiên cứu, tham khảo ý kiến chuyên môn với Tổ chức Y tế thế giới trong triển khai chiến dịch tiêm chủng bổ sung, mở rộng đối tượng tiêm chủng đối với bệnh sởi.

Kim Anh

Bình luận (0)