Nhịp cầu sư phạmGương sáng

Lối đi của Đạt

Tạp Chí Giáo Dục

T chi sut hc bng du hc toàn phn ti Nga chuyên ngành đin t đng hóa, chàng cu hc sinh chuyên toán Trưng THPT chuyên Lê Quý Đôn Đà Nng – Đ Hu Đt đã chn ngành sư phm toán, Trưng ĐH Sư phm – ĐH Đà Nng đ theo đui đam mê. Vi Đt, s la chn y không ch là quyết tâm đi đến tn cùng nim đam mê mà còn nuôi khát vng tr thành thy giáo gii đ chung tay chèo nhng “chuyến đò” ch cp bến thành công!

Đ Hu Đt ti l vinh danh th khoa ĐH Đà Nng 2018

1. Đạt từng không ít lần nhíu mày lưỡng lự trước quyết định nhận suất học bổng du học toàn phần ở xứ sở Bạch Dương. Thoảng trong giấc ngủ chập chờn, lời phân tích của ba mẹ, lời góp ý của bạn bè vẫn văng vẳng đâu đó. Đi hay ở lại? Câu hỏi đó đã lấy đi của Đạt không ít những đêm thao thức trong khoảng thời gian trước năm học mới. Hôm Đạt trình bày nguyện vọng được theo đuổi đến cùng niềm đam mê của mình, ba mẹ cậu thoáng buồn vì con đã để vuột mất cơ hội ra nước ngoài học tập nhưng vẫn thuận lòng chấp nhận ý muốn của con.

Với 26,55 điểm tổng của ba môn khối A, Đạt đứng đầu danh sách đỗ thủ khoa vào ĐH Đà Nẵng kì tuyển sinh 2018-2019. Nhìn vào bảng thành tích nổi trội trong suốt những năm học cấp 2, cấp 3, ít ai biết, đó là cả một quá trình nỗ lực không mỏi mệt của Đạt. Sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh kinh tế khá eo hẹp. Năm Đạt lên 9 tuổi thì ba em không may bị tai nạn phải cưa chân. Cả gia đình 4 miệng ăn, phí học đến trường đều trông chờ vào thu nhập từ tiệm cắt tóc nhỏ của mẹ Đạt. Bù lại những thiếu thốn nhọc nhằn ấy, Đạt và chị gái luôn phấn đấu học giỏi. Đạt kể, năm lớp 6, em từng thi đậu vào môn chuyên toán ở Trường chuyên THCS Nguyễn Khuyến (bây giờ là Trường THCS Nguyễn Khuyến), nhờ sự hỗ trợ và động viên của thầy giáo Trang Thanh – giáo viên dạy môn toán đã giúp Đạt vượt qua và vươn lên. “Toán là niềm đam mê của em từ nhỏ. Ở lớp, em thường nghe thầy cô giảng để nắm vững kiến thức. Về nhà, em làm thật nhiều bài tập và luyện các bài toán khó”. Đạt thường đặt mục tiêu theo tuần. Mỗi tuần học thêm một dạng toán, giải 20-30 bài tập môn toán và với các môn tự nhiên khác cũng vậy. Kiên trì như vậy, năm lớp 8, Đạt xuất sắc đạt HCV Olympic toán tuổi thơ quốc gia. Giải nhất học sinh giỏi môn toán cấp thành phố năm lớp 9…

2. Tốt nghiệp THCS, Đạt đỗ vào Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn. Ở đây, chàng học sinh nghèo tiếp tục khẳng định mình bằng những thành tích khá ấn tượng, như giải nhì Olympic toán Hà Nội mở rộng năm lớp 10, giải nhất kì thi học sinh giỏi toán cấp thành phố… “Để có được những thành quả ấy, em luôn được thầy cô hỗ trợ chỉ dẫn hết mình. Người ảnh hưởng đến em nhiều nhất có lẽ là thầy giáo Trang Thanh dạy toán năm cấp 2 và thầy giáo chủ nhiệm 3 năm THPT, Nguyễn Đình Minh. Sự tận tình của thầy khiến em ấn tượng và cũng là một phần lý do em muốn trở thành thầy giáo để truyền kiến thức cho thế hệ sau”, Đạt nói.

Chia s v khát vng ca mình khi chn ngh gõ đu tr, Đt bc bch: “Ưc mơ ca em là tr thành mt giáo viên có kiến thc và hơn thế là lòng yêu ngh, yêu hc trò đ có th truyn đt đến các em nhng gì tt nht không ch là kiến thc mà còn là nhng bài hc nhân văn trong cuc sng”.

Đạt kể, hôm nộp đơn thi giành học bổng du học Nga, em cũng chỉ nghĩ là mình thử sức, bởi các bạn trong lớp chuyên toán ai cũng nộp đơn dự thi.Không ngờ em lại được nhận học bổng toàn phần. Đắn đo, cân nhắc nhiều lắm nhưng em vẫn nghĩ nếu chọn lựa ngành mình đam mê thì mình sẽ làm tốt hơn. Thế là chọn sư phạm toán. Có một nguyên do khác để Đạt theo đuổi con đường sư phạm, theo Đạt lý giải là lâu nay nhìn chung các thầy giáo giỏi hầu như đều tập trung ở trung tâm, những ngôi trường lớn, trường chuyên. Nói như vậy không phải trường vùng ven là không có giáo viên giỏi nhưng con số đó đôi khi cũng không nhiều so với thành phố. Vì vậy, Đạt muốn trở thành một thầy giáo giỏi để góp chút công sức mình truyền đạt kiến thức cho thế hệ trẻ, cũng là cách khẳng định rằng, ngành sư phạm bây giờ không phải chỉ toàn những giáo sinh đầu vào thấp như ít nhiều dư luận băn khoăn. “Nhiều người cũng bảo, nghề sư phạm không đủ thu nhập trang trải cuộc sống. Nhưng nghề nào cũng vậy, cứ làm việc bằng hết tâm huyết và tình yêu thì sẽ được đáp đền xứng đáng”, Đạt nói.

3. Chọn con đường sư phạm, trường cách nhà hơn 20 cây số, mỗi ngày Đạt đều đặn đi về để đỡ đần thêm chút việc nhà cho mẹ. Nhưng không vì thế mà Đạt bỏ qua các hoạt động bề nổi của lớp. Trong vai trò một lớp trưởng, Đạt hăng hái tổ chức lớp, hỗ trợ các bạn ở xa đến. Đạt bảo, sinh viên cần phải năng động, dấn thân. Em cũng muốn tham gia nhiều hoạt động, đi ra ngoài nhiều hơn để tìm hiểu về cuộc sống, nắm bắt cuộc sống đó đây để từ đó có sự nhìn nhận cũng như chung tay xây dựng quê hương giàu đẹp hơn.

Ngoài giờ học ở trường, để rèn luyện thêm kỹ năng và phụ mẹ trang trải một phần chi phí đi học, Đạt cũng dành thời gian đi dạy thêm môn toán và tiếng Anh. Đạt bảo, chi phí hỗ trợ mẹ để trang trải cuộc sống chỉ là một phần nhỏ, quan trọng nhất là cần đi ra ngoài, kiếm tìm môi trường mới để học hỏi và rèn luyện thêm, nhất là tiếng Anh. Dù không đi du học nhưng vốn liếng tiếng Anh bao giờ cũng cần thiết vì bây giờ đã là cách mạng công nghiệp 4.0, ngành giáo dục, người thầy giáo cũng không đứng bên ngoài cuộc cách mạng đó.

Phan Vĩnh Yên

 

Bình luận (0)