Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Công nghệ giúp doanh nghiệp du lịch tăng sức cạnh tranh

Tạp Chí Giáo Dục

Hin ngành du lch TP.HCM đang phát trin theo hưng tích cc nhưng kèm theo đó là s thay đi ca du khách. Đ tăng sc cnh tranh, doanh nghip du lch phng dng công ngh s đ ch đng tiếp cn vi khách hàng, giúp ngành du lch TP.HCM nói riêng và c nưc thu hút du khách trong nưc và quc tế.


Du khách đưc hưng dn cách dùng công ngh đ tìm hiu đim tham quan

Ch đng tiếp cn khách hàng

Ông Nguyễn Khoa Luân (Giám đốc Công ty Ảnh Việt Hop On – Hop Off Việt Nam) cho hay, hiện đơn vị đang ứng dụng công nghệ trong hoạt động thuyết minh trên xe buýt hai tầng. Thay vì thuyết minh bằng hình thức truyền thống – hướng dẫn viên nói thì đơn vị đã chuyển sang AI (trí tuệ nhân tạo) với nhiều giọng đọc khác nhau. Khi đó, mỗi du khách khi tham quan trên xe buýt sẽ được trang bị 1 tai nghe, dễ dàng chọn lựa ngôn ngữ yêu thích. Bên cạnh đó, việc bán hàng cũng được đơn vị này ứng dụng công nghệ. Sử dụng máy POS để thanh toán, in hóa đơn và quét mã QR để biết khách lên xe ở điểm nào? “Công nghệ giúp chúng tôi biết được mỗi phút bán được bao nhiêu vé, bao nhiêu tour… Lượng khách khung giờ nào thì đông hay vắng thì công ty sẽ điều chỉnh, bán cho dòng khách nào phù hợp?”, ông Luân chia sẻ.


Du khách nưc ngoài tri nghim du lch trên xe buýt hai tng ti TP.HCM

Ông Nguyễn Minh Mẫn (Giám đốc Truyền thông và Marketing, Công ty TSTtourist) nhìn nhận, với sự phát triển của công nghệ doanh nghiệp du lịch không thể đứng ngoài cuộc trong việc ứng dụng công nghệ để tiếp cận với khách hàng, giúp doanh nghiệp chuyển từ thế bị động sang chủ động, tiết kiệm thời gian, giảm chi phí hoạt động. Thay vào đó, doanh nghiệp du lịch tập trung vào phân tích thị trường, nghiên cứu nhu cầu của khách hàng để thiết kế những sản phẩm chất lượng, hấp dẫn, phù hợp với từng đối tượng du khách. “Để việc ứng dụng công nghệ đạt được hiệu quả thì doanh nghiệp du lịch cần đầu tư vào hoạt động quảng bá, truyền thông những giải pháp, ứng dụng để khách hàng biết, tiếp cận sản phẩm nhanh. Ngoài ra, khi khách hàng mua tour, doanh nghiệp nên có chính sách ưu đãi để thu hút khách hàng”, ông Mẫn chia sẻ.

ng ti du lch thông minh

Ông Đặng Mạnh Phước (Giám đốc The Outbox Company) khẳng định, ngành du lịch có xu hướng phát triển tích cực cả trong và ngoài nước nhưng đi kèm đó là sự thay đổi của người tiêu dùng, họ đòi hỏi ứng dụng công nghệ nhiều hơn. Qua dữ liệu chúng tôi nhận thấy hiện nay du khách dùng công nghệ để tìm kiếm chuyến đi và đặt chuyến đi nhiều nhất. Đối với việc tìm kiếm chuyến đi, hơn 2/3 du khách tìm kiếm trên các nền tảng mạng xã hội, website điểm đến, website doanh nghiệp, nhóm dịch vụ đặt khách sạn. “Trong thời điểm bùng nổ công nghệ như hiện nay, đòi hỏi khách hàng ngày càng tăng nên có thể trong thời gian ngắn tới thì việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động du lịch là bắt buộc. Ví dụ như: khách muốn tìm hiểu sự riêng tư tại điểm đến, họ muốn thuyết minh bằng tai nghe, tránh ô nhiễm tiếng ồn… Hiện nay, du khách rất đa dạng về thành phần, việc thấu hiểu khách hàng càng trở nên khó khăn – đây là bài toán khó nhưng các doanh nghiệp du lịch bắt buộc phải giải”, ông Phước nói.


Nếu ngành du lch TP.HCM ng dng công ngh hiu qu không ch thu hút khách trong nưc mà còn thu hút khách quc tế

Theo S Du lch TP.HCM, trong 6 tháng năm 2024, khách quc tế đến TP.HCM ưc đt 2.678.275 lưt, tăng 38% so cùng k năm 2023, đt 44,6% so vi kế hoch năm 2024. Khách du lch ni đa đến TP.HCM 6 tháng năm 2024 ưc đt 17.135.045 lưt, tăng 4,4% so cùng k năm 2023, đt 45,1% so vi kế hoch năm 2024. Tng thu du lch 6 tháng năm 2024 ưc đt 92.643 t đng, tăng 14,6% so vi cùng k năm 2023, đt 48,8% so vi kế hoch năm 2024.

Bà Nguyễn Thị Minh Phương (Trưởng phòng Công nghệ và Thông tin Du lịch, Sở Du lịch TP.HCM) cho biết, ngành du lịch TP.HCM đang áp dụng thủ tục hành chính cấp độ 4, giúp tiết giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Trong công tác điều hành, xử lý hệ thống của chính quyền điện tử. Các ứng dụng mà ngành du lịch và Sở Du lịch TP.HCM đang thực hiện như: bản đồ 3D, bản đồ 360 độ… đã làm gần 100 điểm đến, có thể tương tác thông minh. “Trong thời gian tới, Sở Du lịch TP.HCM sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình này, ứng dụng thực tế ảo vào tăng trải nghiệm cho du khách. Khi quảng bá, xúc tiến thương mại sẽ hạn chế in ấn phẩm, vì đã có ấn phẩm điện tử (Sở đã số hóa 15 ấn phẩm, chỉ cần điện thoại thông minh là truy cập được). Ấn phẩm giấy chỉ cần trong hoàn cảnh nhất định”, bà Phương thông tin.

Cũng theo bà Phương, đề án du lịch thông minh giai đoạn 2025 tầm nhìn 2030 đã xác định nhiều nội dung quan trọng, trong đó cơ sở dữ liệu lớn (Big Data) đang ráo riết được chuẩn bị, tiếp theo sẽ triển khai trung tâm điều hành du lịch thông minh… để giải đáp các yêu cầu cho du khách. Khó khăn chung là nguồn nhân lực – quản lý Nhà nước và công ty du lịch có chuyên môn về công nghệ thông tin còn hạn chế; nguồn kinh phí triển khai; sự đồng bộ trong thu thập dữ liệu và đồng bộ dữ liệu.

H Trinh

 

Bình luận (0)