Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Kỳ vọng về phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Tạp Chí Giáo Dục

K thi tt nghip THPT năm 2024 va đưc t chc vi phương thc n đnh như giai đon 2020-2023, là k thi tt nghip THPT cui cùng theo Chương trình giáo dc ph thông (GDPT) 2006; k t năm 2025, k thi này s đưc t chc theo phương án mi.


Phương án thi tt nghip THPT năm 2025 khi đưc b khuyết dn qua các năm theo hưng ngày càng gn nh s đt đưc các mc tiêu đ ra (nh minh ha). Ảnh: A.K

Phương án thi tt nghip THPT năm 2025

Theo Quyết định số 4068/QĐ-BGDĐT ban hành ngày 28-11-2023 “phê duyệt phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025”, Bộ GD-ĐT công bố phương án thi tốt nghiệp THPT 4 môn, trong đó có 2 môn bắt buộc và 2 môn tự chọn (gọi tắt là phương án thi 4 môn). Cụ thể, thí sinh sẽ thi bắt buộc 2 môn ngữ văn, toán và 2 môn tự chọn trong số các môn còn lại đã được học ở lớp 12 (ngoại ngữ, lịch sử, vật lý, hóa học, sinh học, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, công nghệ). Môn ngữ văn thi theo hình thức tự luận, các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm. Nội dung thi bám sát mục tiêu của Chương trình GDPT 2018. Đề thi chủ yếu trong chương trình lớp 12, theo hướng tăng cường đánh giá năng lực, phù hợp với quy định và lộ trình triển khai chương trình mới. Kỳ thi được tổ chức trên toàn quốc, theo cách thức chung đề, chung đợt, cùng thời gian theo quy định của Bộ GD-ĐT. Về phương thức thi, giai đoạn 2025-2030 giữ ổn định làm bài trên giấy. Giai đoạn sau năm 2030 sẽ từng bước thí điểm thi trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm ở các địa phương có đủ điều kiện (có thể kết hợp giữa thi trên giấy và thi trên máy tính). Khi tất cả các địa phương trên toàn quốc có đủ điều kiện sẽ chuyển sang tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm. Về lâu dài, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục nghiên cứu xây dựng thư viện/ngân hàng đề thi chung, tiến đến xóa bỏ phương thức một kỳ thi quốc gia, trong cùng một thời gian như hiện nay, chuyển sang phân cấp cho các địa phương, các cơ sở giáo dục tổ chức kỳ thi đánh giá chất lượng đầu ra ở bậc THPT.

Mc đích ca phương án thi tt nghip THPT năm 2025

Trước hết, phương án thi 4 môn nhằm mục đích bám sát yêu cầu, nội dung của Chương trình GDPT 2018 mà năm 2025 là năm đầu tiên lứa học sinh học theo chương trình mới sẽ thi tốt nghiệp. Mục đích tiếp theo, phương án thi 4 môn – giảm bớt 2 môn như hiện nay, bớt được 1 buổi thi – nhằm giảm áp lực thi cử cho học sinh, giảm chi phí cho gia đình và xã hội. Bên cạnh đó, phương án thi 4 môn sẽ khắc phục sự mất cân bằng tỷ lệ học sinh chọn thi tốt nghiệp khối khoa học xã hội nhiều hơn khối khoa học tự nhiên như hiện nay, tạo điều kiện để giúp học sinh phát huy năng lực sở trường theo đúng mục tiêu Chương trình GDPT 2018. Đối với các môn học sinh không lựa chọn để dự thi tốt nghiệp trong số 9 môn học tự chọn, các môn này đã có kiểm tra đánh giá, thể hiện điểm số trong học bạ; trong các năm học, học sinh đã được đánh giá quá trình học tập một cách toàn diện.

Còn nhớ, người viết bài này bước chân vào trường cấp III (THPT) năm 1978, theo chương trình phân ban: ban A (ngữ văn – lịch sử – địa lý), ban B (ngữ văn – ngoại ngữ), ban C (toán – vật lý), ban D (hóa học – sinh học) và thi tốt nghiệp cấp III năm 1981 gồm 4 môn chung bắt buộc cho tất cả các ban (ban A = khối C, ban C = khối A, ban D = khối B hiện nay – tác giả). Như vậy, sau ngót 45 năm, qua nhiều lần điều chỉnh, kỳ thi tốt nghiệp THPT quay về thi 4 môn như giai đoạn sau 1975. Sự khác biệt của đề thi tốt nghiệp 4 môn thời ấy so với đề thi tốt nghiệp 4 môn năm 2025 ở chỗ: đề thi lúc bấy giờ đều dưới dạng tự luận, còn đề thi năm 2025 sẽ chỉ có môn ngữ văn thi tự luận, còn các môn khác đều thi trắc nghiệm. Mặc dù số môn thi và việc học sinh tự chọn/biết trước môn thi của mình sẽ dự thi là hoàn toàn giống với thi tốt nghiệp THPT cách đây ngót 45 năm, tuy nhiên, phương án thi 4 môn năm 2025 có điểm mới là học sinh lựa chọn một trong số 36 tổ hợp các môn thi, thay vì chỉ 2 tổ hợp như năm 2024, và yêu cầu cần đạt là phẩm chất, năng lực chứ không chỉ kiểm tra kiến thức, kỹ năng của học sinh như trước đây.


36 tổ hợp 4 môn thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Theo quy chế Bộ GD-ĐT đã công bố, học sinh sẽ có 36 cách khác nhau khi chọn tổ hợp môn thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Các em có thể lựa chọn, đăng ký tổ hợp nào phù hợp với các ngành, trường ĐH mình dự kiến ứng tuyển hoặc học nghề, tham gia thị trường lao động.

Cơ s ca phương án thi tt nghip THPT năm 2025

Chương trình GDPT 2018 có nhiều điểm khác biệt so với Chương trình GDPT 2006, từ mục tiêu, quan điểm, phương pháp giáo dục, cơ cấu hệ thống cũng như các môn học – nhất là ở bậc THPT, kéo theo phương án thi phải điều chỉnh cho phù hợp. Cụ thể, trong Chương trình GDPT 2018, giáo dục cơ bản đã kết thúc ở bậc THCS, lên bậc THPT là giai đoạn giáo dục hướng nghiệp. Do đó, học sinh bậc THPT không bắt buộc phải học tất cả các môn học như chương trình cũ mà chỉ phải học bắt buộc 4 môn: toán, ngữ văn, ngoại ngữ và lịch sử. Ngoài 4 môn học bắt buộc trên, học sinh được lựa chọn học thêm một số môn trong các môn còn lại (vật lý, hóa học, sinh học, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, công nghệ). Cho nên, phương án thi 4 môn hoàn toàn phù hợp với định hướng kiểm tra đánh giá của Chương trình GDPT 2018 với mục tiêu đánh giá về năng lực và phẩm chất chứ không đơn thuần chỉ kiểm tra kiến thức, kỹ năng của học sinh.

Kỳ vọng rằng, phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025 khi được bổ khuyết dần qua các năm theo hướng ngày càng gọn nhẹ, sẽ đạt được các mục tiêu: giảm áp lực thi cử cho học sinh, giảm tải cho học sinh và xã hội, đạt các yêu cầu của Chương trình GDPT 2018 và đảm bảo tính ổn định lâu dài.

Đ Thành Dương

 

Bình luận (0)