Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Nhu cầu tuyển dụng lao động ngày càng tăng

Tạp Chí Giáo Dục

Năm 2024, th trưng lao đng tiến trin tích cc khi doanh nghip có đơn hàng mi, m rng kinh doanh, các d án đi vào hot đng tr li. Đ đáp ng tiến đ công vic, doanh nghip đã tăng cưng tuyn dng lao đng vi nhng đãi ng hp dn. Vic này góp phn gim t l ngưi lao đng tht nghip trong thi gian qua.


Thi gian qua có nhiu sàn giao dch vic làm đưc t chc đ tuyn dng ngưi lao đng

Cn lưng ln ngưi lao đng

Từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM hoạt động ổn định. Nhiều doanh nghiệp mở rộng kinh doanh tuyển số lượng lớn người lao động để đẩy nhanh tiến độ công việc. Cụ thể, Công ty TNHH Worldon Việt Nam (huyện Củ Chi) có nhu cầu tuyển 8.000 công nhân; Công ty TNHH Đông Nam Việt Nam (huyện Hóc Môn) tuyển hơn 500 công nhân; Công ty TNHH Dệt may Thái Dương Việt Nam (TP.Thủ Đức) tuyển 200 công nhân… Một số doanh nghiệp cắt giảm lao động trong năm 2023 cũng bắt đầu tuyển dụng trở lại. Đơn cử như Công ty TNHH PouYuen Việt Nam (Q.Bình Tân) tuyển mới 110 công nhân; Công ty TNHH Lạc Tỷ (Q.Bình Tân) tuyển mới hơn 200 công nhân…

Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, nhu cầu nhân lực cho năm 2024 dự kiến cần khoảng 300.000-320.000 chỗ làm việc. Trong đó, nhu cầu nhân lực quý III cần khoảng 68.910-73.504 chỗ làm việc; quý IV cần khoảng 78.120-83.328 chỗ làm việc. Nhu cầu lao động tăng cao ở các ngành: công nghiệp công nghệ, dịch vụ, du lịch và bất động sản. Cụ thể, khu vực thương mại – dịch vụ có nhu cầu cao nhất, chiếm hơn 66% tổng nhu cầu nhân lực. Tiếp đến là nhóm ngành công nghiệp trọng điểm, nhóm ngành dịch vụ chủ yếu.

Để giữ chân người lao động, ngoài lương, thưởng theo quy định, doanh nghiệp còn thực hiện thêm các chính sách như: thưởng các ngày lễ, thưởng năng suất, cho lao động nghỉ dưỡng sức, khám sức khỏe định kỳ, đào tạo nâng cao tay nghề, tặng quà sinh nhật, tiền thăm bệnh, mua các gói bảo hiểm sức khỏe cho nhân viên, tăng thêm ngày nghỉ phép, cho lao động làm việc tại nhà…

Chuyn đi cơ cu ngh nghip

Theo các chuyên gia, thách thức lớn nhất đối với lĩnh vực lao động việc làm hiện nay là cơ cấu lao động lạc hậu, trình độ thấp, thiếu nghiêm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân lực số. Nhân lực có nghề chuyên môn kỹ thuật chất lượng cao chiếm số lượng ít, chưa đáp ứng kịp những thay đổi nhanh chóng của công nghệ hiện đại. Theo ông Trần Anh Tuấn (chuyên gia dự báo nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động), nhu cầu nhân lực hiện tại và tương lai yêu cầu chính là chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp theo xu hướng chuyển đổi từ nhóm nghề giản đơn sang những nghề kỹ thuật chuyên môn, lao động giản đơn trở nên yếu thế. Đồng thời, nguồn cung lao động giá rẻ bị suy giảm, tiền lương tăng lên trong bối cảnh khoa học công nghệ và trí tuệ nhân tạo phát triển nhanh, vượt bậc. Trước thực tế này, các nền kinh tế nói chung và  doanh nghiệp nói riêng đã đẩy nhanh quá trình ứng dụng công nghệ, tự động hóa và mô hình làm việc mới để xử lý, vượt qua thách thức về vấn đề lao động. Chuyển đổi số là chiến lược được các doanh nghiệp ưu tiên hàng đầu nên nhu cầu về nguồn nhân lực số cũng tăng cao. Theo đó, nguồn nhân lực số phải là nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, chắc về chuyên môn, vững về đạo đức, có năng lực làm chủ công nghệ, có tính sáng tạo và khả năng thích ứng nhanh với sự biến đổi của công nghệ trong nền kinh tế. Tuy nhiên, nguồn nhân lực số của TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung đang thiếu cả về số lượng lẫn những kỹ năng cần thiết để hoàn toàn làm chủ các chương trình chuyển đổi số. Vì vậy cần đẩy mạnh thực hiện các giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành, lĩnh vực.


Các bn tr tìm hiu thông tin tuyn dng lao đng ti mt ngày hi vic làm

“Cụ thể là sắp xếp, tổ chức, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đào tạo của các trường ĐH và cơ sở giáo dục nghề nghiệp, bảo đảm cung cấp đủ lao động có kỹ năng nghề đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội. Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại cho người lao động để duy trì việc làm. Ngoài ra, tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản trị thị trường lao động phù hợp, từng bước hiện đại, minh bạch có kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu khác làm cơ sở xây dựng và tổ chức triển khai kịp thời, hiệu quả kết nối cung cầu lao động, việc làm, an sinh xã hội”, ông Tuấn chia sẻ.

Dưới góc độ quản lý, ông Lê Văn Thinh (Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) cho biết, ngày 15-5-2024, UBND TP đã ban hành Quyết định số 1649/QĐ-UBND, phê duyệt chiến lược lao động – việc làm trên địa bàn thành phố giai đoạn 2023-2025, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó tập trung các nội dung trọng tâm là đào tạo nguồn nhân lực, gồm: hiện đại hóa cơ sở vật chất, thiết bị; đổi mới chương trình, phương thức đào tạo; gắn kết chặt chẽ giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp và thị trường lao động. Đồng thời, tăng cường huy động và nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính cho giáo dục nghề nghiệp. Bên cạnh đó, liên kết vùng trong vấn đề phát triển nguồn nhân lực; liên kết đào tạo nguồn nhân lực phục vụ các ngành kinh tế, nhất là các ngành nghề mới gắn với công nghệ và những lĩnh vực mà TP.HCM ưu tiên phát triển. Ngoài ra, đẩy mạnh hỗ trợ, tham vấn chính sách pháp luật về lao động; thúc đẩy đối thoại, thương lượng, chia sẻ khó khăn với người lao động và chủ doanh nghiệp. Đặc biệt, tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ, phát triển quan hệ lao động hài hòa.

Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho hay, trong năm 2024, ngành LĐ-TB&XH sẽ tập trung xây dựng thị trường lao động ổn định, linh hoạt, đa chiều, phát triển bền vững; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, góp phần nâng năng suất lao động, nhất là các ngành đặc biệt như: chip, bán dẫn, thị trường tín chỉ carbon…

Bài, ảnh: Kiu Khánh

Bình luận (0)