Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Nhập viện vì “thần dược” chữa bệnh tiểu đường

Tạp Chí Giáo Dục

Gn đây, không ít loi thuc đưc coi là “thn dưc” nhưng gây hi cho sc khe con ngưi, mà đin hình là “thn dưc” cha bnh tiu đưng đang ph biến ti mt s tnh thuc đng bng sông Cu Long.

Bnh nhân ung “thn dưc” tr bnh tiu đưng đang điu tr ti BV Đa khoa TP.Cn Thơ (nh do BV cung cp)

Nhp vin vì “thn dưc”

Chỉ trong một thời gian ngắn, Khoa Hồi sức tích cực và chống độc – BV Đa khoa TP.Cần Thơ đã tiếp nhận hàng chục bệnh nhân (BN) có triệu chứng giống nhau là đều trong tình trạng bên ngoài thì lơ mơ, khó thở do suy hô hấp, đo khám đều tụt huyết áp, nhiễm trùng huyết nặng. Hầu hết đều có bệnh sử đái tháo đường nhưng không chịu điều trị liên tục mà tự mua thuốc đông y trôi nổi để uống. Nguy hiểm hơn có BN nhập viện trong tình trạng quá xấu, ói mửa liên tục không ăn uống được gì nữa dù không hề sốt cao hay tiêu chảy. Theo lời kể của người nhà, các BN này đã điều trị dài ngày bệnh tiểu đường nhiều năm nay tại các BV khác nhau trong tỉnh. Tuy nhiên, thời gian gần đây tất cả đều bỏ đơn thuốc của các BS chỉ định để “chạy theo” một loại thuốc tự bào chế dạng viên được coi là “thần dược” chữa bệnh đái tháo đường. Điều đáng nói là lúc mới uống thuốc này thì hầu hết BN đái tháo đường đều thấy đường huyết hạ ở mức ổn định, không cần phải ra BV chầu chực chờ khám và lấy thuốc mất công. Hơn nữa so với các loại thuốc khác, chỉ cần vài viên “thần dược” là bệnh tình có chiều hướng thuyên giảm không cần kiêng cữ nhiều. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian dùng loại thuốc này, nhiều BN có những triệu chứng lạ ban đầu là mệt mỏi, khó thở sau đó là suy hô hấp và suy tim. Đó là trường hợp một BN lớn tuổi ở P.Phước Thới, Q.Ô Môn, TP.Cần Thơ chở đến BV trong tình trạng nguy kịch, các BS chưa kịp cấp cứu thì đã bị tử vong vì ngưng tim. Cũng giống như các BN khác, người này đã dùng thuốc gia truyền do bà Lâm Kim Xuyến – người cùng phường mua từ nơi khác về bán lại. Tuy nhiên sau khi kiểm tra các cơ quan chức năng đã xác định cơ sở này không đăng ký hành nghề kinh doanh. Toàn bộ 114.000 viên thuốc đông dược thành phẩm không rõ nguồn gốc sau đó đã được thu hồi. Tuy không có bảng hiệu, không có giấy phép đăng ký kinh doanh nhưng cơ sở của bà Xuyến 72 tuổi vẫn hoạt động hơn 1 năm nay. Nghe lời đồi đại dù không có cơ sở khoa học nhưng nhiều người vẫn tìm đến đây để nhờ bà Xuyến bốc thuốc với hy vọng chữa càng nhanh càng tốt. Đây là số thuốc được chủ nhà mua từ An Giang chuyên trị bệnh viêm khớp, viêm mũi, đau bao tử và cả trị bệnh tiểu đường. Tại tỉnh An Giang cũng có một số BN phải vào viện vì uống loại thuốc đông dược này.

Không t ý điu tr ti nhà

Vit Nam hin có khong 7 triu ngưi mc bnh đái tháo đưng, t l ngưi b bnh nhưng chưa đưc chn đoán vào khong 65%. Trong 10 năm qua, s ngưi mc bnh tiu đưng tăng gn 200% (trong khi trên thế gii ch là 54%). Bnh đái tháo đưng din biến âm thm nhưng khi nng li nhanh chóng gây ra nhng biến chng nng n như: mù lòa, ct ct chi, suy thn, tai biến mch máu não và bnh lý tim mch…

Theo phân tích của các BS BV TP.Cần Thơ, các loại thuốc không rõ nguồn gốc này không chỉ là thảo mộc đơn thuần mà có thể bị trộn lẫn các loại thuốc tây y bị cấm lưu hành từ nhiều năm nay. Theo BS Phan Thị Phụng – Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu và chống độc, BV Đa khoa TP.Cần Thơ cho biết, các loại thuốc này có nguồn gốc từ Trung Quốc. Vì thế việc điều trị loại thuốc này vô cùng nguy hiểm vì rất dễ xảy ra các tác dụng phụ, biến chứng gây tử vong không chỉ người cao tuổi mà còn có ở người còn rất trẻ. Đôi khi diễn biến tử vong rất nhanh mà không tìm được nguyên nhân, thậm chí dẫn đến nghi ngờ bị đầu độc. Hiện nay không chỉ các cơ sở đông dược quảng cáo các loại thuốc gia truyền trị bệnh tiểu đường mà ngay trên các trang mạng thuốc nam, thuốc đông dược cũng được giới thiệu tràn lan chỉ cần đăng ký là có hàng đưa đến tận nơi.

Các BS y học cổ truyền cho biết, không có loại thuốc nào, dù tây y hay y học cổ truyền có thể điều trị dứt điểm hoàn toàn đối với bệnh lý tiểu đường. Ngay cả đối với thuốc tây y, khi điều trị tiểu đường phải kiểm tra xét nghiệm đường thường xuyên, nếu không cũng có thể đối mặt nhiều nguy cơ ảnh hưởng tính mạng. Do vậy, người dân nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị. Hiện nay, ở các trạm y tế đều có điều trị theo y học cổ truyền. BS Phan Thị Phụng khuyến cáo, người bệnh tiểu đường nên đến cơ sở y tế có chuyên môn uy tín để được khám, tư vấn và điều trị, không nên sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhất là các loại thuốc gia truyền chưa được kiểm định về tác dụng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa tính mạng. Những BN vừa nhập viện là minh chứng cho thấy không thể sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc và không được kiểm định y khoa.

Bên cạnh lời khuyên thay đổi khẩu phần ăn, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, các BS cũng khuyến cáo người bệnh nên tuân thủ phác đồ điều trị, chăm chỉ uống thuốc theo đơn của BS, tránh biến chứng trên.

Phương Đăng

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)