Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

TP.HCM: Kiến nghị giáo viên mầm non được nghỉ hưu ở tuổi 55

Tạp Chí Giáo Dục

Gim tui ngh hưu đi vi giáo viên mm non là mt trong nhng kiến ngh đáng chú ý đưc ngành giáo dc TP.HCM tiếp tc đ xut vi đoàn kho sát thuc y ban Văn hóa, Giáo dc ca Quc hi khi làm vic vi thành ph v d tho Lut Nhà giáo.


Bà Nguyn Th Mai Hoa (Phó Ch nhiy ban Văn hóa, Giáo dc ca Quc hi – Trưng đoàn kho sát) làm vic vi TP.HCM

“Nếu kéo dài tui hưu đến 60 thì các cô mm non làm… không ni”

Tại buổi làm việc với đoàn khảo sát thuộc Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội trong xây dựng Luật Nhà giáo, bà Lê Thụy Mỵ Châu (Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM) kiến nghị cần giảm tuổi nghỉ hưu đối với giáo viên mầm non, ở mức 55 tuổi. Theo bà, TP.HCM có lợi thế là Nghị quyết 98, cũng như thành phố đã đề xuất nhiều chính sách riêng cho giáo viên mầm non, đặc biệt là các huyện ngoại thành. Song “nếu kéo dài tuổi hưu đến 60 tuổi thì các cô giáo mầm non làm không nổi”.

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết thêm, TP.HCM rất đồng tình khi Luật Nhà giáo có tích hợp vào cùng Luật Viên chức. Khi thống nhất một luật là Luật Nhà giáo thì các cơ sở giáo dục cũng dễ dàng thực hiện. Theo bà, hiện nay trên thực tế các nhà đầu tư trên địa bàn thành phố áp dụng Luật Doanh nghiệp và Luật Lao động. Do đó, về chế độ chính sách của người lao động tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập, thời gian qua TP.HCM rất đau đầu trong công tác quản lý.

“Luật Nhà giáo có sự công bằng, không còn phân biệt công lập và ngoài công lập là điểm mà đội ngũ nhà giáo trên địa bàn thành phố rất phấn khởi. Tuy nhiên, quan trọng nhất là làm sao khi các đối tượng được điều chỉnh bởi các luật có sự đồng bộ, nhất là trong vấn đề thực tiễn ban hành các thông tư, nghị định dưới luật”, bà Châu đánh giá.

Với giấy chứng chỉ hành nghề, lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, qua khảo sát phần lớn giáo viên trên địa bàn thành phố rất ủng hộ. Lý do là đặc thù giáo dục TP.HCM ngoài các cơ sở giáo dục ngoài công lập, còn có các trung tâm ngoại ngữ, đơn vị tư vấn du học, văn phòng đại diện, trung tâm dạy trẻ khuyết tật với “muôn hình vạn trạng”. Các đơn vị này có đối tượng người nước ngoài; có đối tượng chỉ là người lao động nhưng trực tiếp giảng dạy có ảnh hưởng đến giáo dục thành phố. Do vậy, nếu không đưa vào quản lý thì TP.HCM sẽ rất khó khăn.

“Mặc dù cơ chế chính sách có nhưng đâu đó TP.HCM còn gặp rất nhiều khó khăn. Vì khi thực hiện thì nhà đầu tư sẽ áp vào Luật Doanh nghiệp, còn khi chi trả thì theo Luật Lao động nhưng con người ảnh hưởng thì lại là học sinh. Trong khi đó, quản lý lại áp dụng theo Luật Nhà giáo, nên rất bất cập khi triển khai”, bà Châu nhấn mạnh.

Bà Châu nêu dẫn chứng, thời gian qua TP.HCM có một số cơ sở giáo dục ngoài công lập mang loại hình quốc tế nhưng thực ra khi rà soát về mặt pháp lý từ 2005-2011 thì có những thời điểm bị chi phối bởi Luật Đầu tư. Nghị định 86 Quản lý Nhà nước ở đối tượng công lập và ngoài công lập cần có hướng dẫn chi tiết hơn.


TP.HCM kiến ngh gim tui ngh hưu vi giáo viên mm non

Vì vậy, bà Châu khẳng định, nếu áp dụng chứng chỉ hành nghề thì TP.HCM khi thực hiện chắc chắn sẽ gặp khó khăn vì số lượng đội ngũ đang quản lý rất lớn, nhưng quan trọng là hiện nay TP.HCM đã giao chế độ phân cấp, kiểm tra để phát huy thêm. Giấy chứng chỉ hành nghề phải có để tích hợp, bỏ đi chứng chỉ nghề nghiệp vì thực tế đây là bất cập. Chính sách ưu đãi thu hút giáo viên của trường ngoài công lập rất cao, có trường áp dụng chính sách ưu đãi với giáo viên mới ra trường lên đến 50 triệu đồng, công tác lâu năm tại trường lên đến 150 triệu đồng. Vì vậy, trường công lập rất khó tuyển dụng.

Trong khi đó, nêu ý kiến tại buổi khảo sát, ông Võ Cao Long (Trưởng phòng GD-ĐT Q.1) đề xuất Luật Nhà giáo cần xem xét quy định độ tuổi nghỉ hưu đối với nhà giáo không chỉ cấp học mầm non mà còn ở các cấp học khác khi không còn đủ khả năng lao động. Nhà nước cần chăm lo, có chính sách đãi ngộ cho các nhóm đối tượng nhân sự hoạt động gián tiếp trong nhà trường như kế toán, văn thư, y tế, thiết bị, thư viện, giáo vụ, tư vấn tâm lý học đường, giáo dục người khuyết tật…

Lut Nhà giáo phi gii quyết đưc nhng vn đ thc tin

Bà Nguyễn Thị Mai Hoa (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội – Trưởng đoàn khảo sát) đánh giá, buổi khảo sát quan trọng là nói lên được tiếng nói thực tiễn, để quy định không chỉ nằm trên luật, trên giấy mà được triển khai sâu rộng.

“Mục tiêu cuối cùng là làm sao trong thời gian tới, chúng ta có một Luật Nhà giáo sẽ giải quyết được những vấn đề mà thực tiễn đang đặt ra. Có thể chưa hoàn toàn triệt để, có thể chưa đáp ứng một cách toàn diện mong muốn của thầy cô nhưng ít ra phải trả lời được câu hỏi: khi Luật Nhà giáo ra rồi thì môi trường làm việc của giáo viên có tốt hơn không; điều kiện làm việc của giáo viên có tốt hơn không; vị thế nhà giáo có đáp ứng không. Đặc biệt là hệ thống chính sách đối với nhà giáo cả trong và ngoài công lập có bảo đảm để giáo viên an tâm gắn bó với nghề, cống hiến hết mình cho nghề nghiệp hay không”, bà Hoa đặt vấn đề.

Tuy nhiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, ngay cả khi luật quy định các điều kiện như thế nhưng điều kiện tổ chức thực hiện của địa phương chưa đảm bảo thì luật cũng chỉ là luật. Như vậy, để hài hòa thì cần thiết có các điều kiện thực tiễn và sự đồng bộ, hỗ trợ, vào cuộc thiết thực của các cấp chính quyền địa phương.

Bà Hoa cho biết, dự thảo Luật Nhà giáo đang được lấy ý kiến, vào tháng 10-2024 tới đây mới trình Quốc hội lần đầu và tháng 5-2025 mới chính thức thông qua. Do đó, mong muốn thầy cô tiếp tục nghiên cứu, có ý kiến góp ý xây dựng Luật Nhà giáo.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Bình luận (0)