Đôi mắt không chỉ là "cửa sổ tâm hồn" mà còn có thể là nơi phát ra những dấu hiệu sớm nhất cho bạn nhận biết được mình đang mắc phải những căn bệnh nguy hiểm.
Ảnh minh hoạ: Internet
Bệnh tim mạch
Hàm lượng cholesterol cao – có thể dẫn đến các vấn đề về tim hoặc đột quỵ – thường không có triệu chứng. Nó có thể gây tắc nghẽn các mạch máu của cơ thể, bao gồm cả mạch máu trong mắt dẫn đến những giai đoạn suy giảm thị lực ngắn.
Mắt liên tục bị khô và nhạy cảm với ánh sáng:
Đó có thể là một dạng bệnh tự miễn như Sjogren, một căn bệnh có thể khiến các tế bào bạch cầu tấn công tuyến tạo độ ẩm, dẫn đến khô mắt.
Đốm trắng trên mắt: Một đám đốm trắng ở gần mắt có thể cho thấy tình trạng tắc nghẽn hệ bạch huyết kinh niên. Khi ấy, bạn nên tránh dùng những sản phẩm từ sữa, đường, đặc biệt là sữa bò.
Đốm trắng trên mắt: Một đám đốm trắng ở gần mắt có thể cho thấy tình trạng tắc nghẽn hệ bạch huyết kinh niên. Khi ấy, bạn nên tránh dùng những sản phẩm từ sữa, đường, đặc biệt là sữa bò.
Mắt đỏ ngầu
Điều này có nghĩa là bạn có thể bị cao huyết áp. Các mạch máu trong mắt bị hỏng chỉ ra rằng cao huyết áp đã gây ra các mạch máu ở võng mạc xoắn lại, khiến chúng vỡ ra. Điều này có thể dẫn đến đột quỵ hoặc trụy tim. Để làm giảm huyết áp, hãy tránh sodium (chất trong muối ăn) trong chế độ ăn uống của bạn và ăn nhiều loại thực phẩm giàu kali hơn.
Ngứa mắt
Bạn có thể bị dị ứng. Cơ thể sản xuất histamine, gây ngứa. Không chỉ ở mắt, nó còn có thể ảnh hưởng đến mũi, họng, da…
Mắt mờ
Mờ mắt đây có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường, bởi thị lực bị suy giảm, mờ mắt có thể do lượng đường huyết tăng cao có thể khiến cho dịch di chuyển tới mắt và thủy tinh thể từ đó cũng thay đổi kích thước.
Vệt máu trong mắt
Hiện tượng chảy máu võng mạc là một trong những manh mối sớm nhất của tiểu đường tuýp 2. Khi lượng đường tích tụ trong máu quá cao, mạch máu bị chặn lại, sưng lên khiến những mạch máu nhỏ ở võng mạc bị vỡ ra, gây chảy máu. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời dễ dẫn đến suy giảm thị lực, thậm chí có thể gây mù mắt.
Quầng thâm trên mắt
Đây có thể là dấu hiệu thiếu hụt ironin máu. Hãy cắt giảm thức uống kích thích, bao gồm thức uống có gas, cafe và trà.
Điểm vàng ở mí mắt: Điểm vàng hình thành trong mí mắt báo hiệu sự tích tụ chất béo và nồng độ cholesterol cao.
Điểm vàng ở mí mắt: Điểm vàng hình thành trong mí mắt báo hiệu sự tích tụ chất béo và nồng độ cholesterol cao.
Nhiều gỉ nhèm ở mắt
Đó là triệu chứng của bệnh viêm mí mắt, thường biểu hiện rõ nhất ở khóe mắt. Khi bị bệnh, mắt sẽ ngứa rát, khô và nóng. Căn bệnh này xảy ra do rất nhiều nguyên nhân. Trong số các yếu tố có liên quan đến viêm mí mắt có bệnh gầu trên da đầu và mụn đỏ..
Viêm khớp
Viêm khớp dạng thấp cũng có thể gây viêm ở trong mắt. Tình trạng này có thể gây khô mắt, thậm chí đôi khi nó có thể gây ra các bệnh nghiêm trọng như viêm mống mắt.
Chứng sa sút trí tuệ
Các loại sa sút trí tuệ có thể làm tổn thương hệ thống thị giác bao gồm bệnh Alzheimer và Parkinson. Dạng sa sút trí tuệ hiếm hơn như teo vỏ não phía sau cũng có thể ảnh hưởng tới thị lực.
Khối u
Kiểm tra mắt, các bác sĩ có thể phát hiện ung thư mắt đồng thời cũng có thể phát hiện các dấu hiệu u não. Tình trạng sưng các dây thần kinh thị giác có thể quan sát thấy khi kiểm tra mắt, và có thể chỉ ra có sự xuất hiện của khối u não.
Mắt lồi to, mí mắt xệ hoặc chùng xuống: Những triệu chứng này cũng có thể được coi là các dấu hiệu của bệnh ung thư hoặc khối u. Các khối u hoặc bệnh ung thư này có thể phát triển trong mắt hoặc ở những nơi khác trong cơ thể.
Bệnh tiểu đường
Khi ở giai đoạn đầu, bệnh võng mạc tiểu đường thường không có triệu chứng đáng chú ý, do đó, bạn thậm chí không biết mình mắc bệnh. Kiểm tra mắt có thể phát hiện tình trạng này trước khi bạn có thể nhận thấy bất cứ sự thay đổi nào với thị lực.
Huyết áp cao
Trong một số trường hợp một số người được thông báo bị huyết áp cao khi bác sĩ kiểm tra mắt của họ. Khi kiểm tra mắt, bác sĩ nhãn khoa có thể nhìn thấy các mạch máu có thể bị thu hẹp hoặc rò rỉ hay không.
Bệnh nhân bị huyết áp cao có thể bị một tình trạng gọi là bệnh võng mạc do cao huyết áp. Khi đó, thành mạch máu có thể dày lên, làm hẹp mạch và cản trở lưu thông máu. Trong một số trường hợp, võng mạc trở nên sưng và mạch máu có thể bị rò rỉ.
Bệnh nhân bị huyết áp cao có thể bị một tình trạng gọi là bệnh võng mạc do cao huyết áp. Khi đó, thành mạch máu có thể dày lên, làm hẹp mạch và cản trở lưu thông máu. Trong một số trường hợp, võng mạc trở nên sưng và mạch máu có thể bị rò rỉ.
Theo Tiền Phong
Bình luận (0)