Nữ sinh Tôn Hà Anh vừa từ Mỹ về Việt Nam nghỉ hè và chia sẻ những kinh nghiệm học tập để kiếm học bổng. Tôn Hà Anh, nữ sinh Việt Nam du học tại trường THPT St. Andrew’s (bang Delaware, Mỹ) cùng một lúc được năm trường đại học hàng đầu của Mỹ mời nhập học, trong đó có Đại học Harvard.
Quyết tâm và đam mê
Trước khi Tôn Hà Anh về nước, người viết bài này tìm đọc lại cuốn Em phải đến Harvard học kinh tế, dịch từ nguyên bản tiếng Hoa do Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin ấn hành năm 2004. Sách viết: “Ngày 12-4-1999 với hàng chữ lớn, tờ “Thương báo Thành Đô” đăng bài “Em phải đến Harvard học kinh tế” làm xôn xao dư luận toàn Trung Quốc; đồng thời qua các phương tiện thông tin đại chúng và mạng Internet, bài báo làm nức lòng các bậc cha mẹ đang chăm lo con cái học hành.
Tác giả bài viết là Lôi Bình thông báo: Bốn trường đại học Mỹ nổi tiếng đồng thời sẵn sàng tiếp nhận cô bé Thành Đô 18 tuổi Lưu Diệc Đình và đài thọ hoàn toàn tiền học, tiền mua sách vở, tiền ăn ở và sinh hoạt phí mỗi năm trên 30 nghìn USD. Bốn trường đại học đó là: Đại học Harvard danh tiếng, Đại học Columbia, Học viện Wellesley, Học viện Mount Holyoke.
Ngay học sinh Hoa Kỳ chen chân vào được cũng là một kỳ công, đòi hỏi phải có thực lực, phải được chuẩn bị từ xa hết sức chu đáo. Còn vào Trường Đại học Harvard đã được các chuyên gia soạn sách “Hướng dẫn du học” gọi là việc “khó hơn lên trời”.
Dù khá mệt sau kỳ thi THPT rồi về nước ngay sau một chuyến bay dài, nhưng Tôn Hà Anh vui vẻ tiếp PV Tiền Phong. Hà Anh cho biết mình cũng đọc cuốn Em phải đến Harvard học kinh tế ngay khi cuốn sách được xuất bản tại Việt Nam. “Năm đó, em 12 tuổi.
Đọc cuốn sách, em rất ngưỡng mộ Lưu Diệc Đình và không biết đến năm 18 tuổi mình có làm được như chị không. Tuy nhiên, lúc đó em đã thấy nhất thiết phải kiếm học bổng để du học. Còn việc có vào trường Harvard hay không lúc đó em chưa nghĩ đến, chứ không phải không dám nghĩ đến”- Hà Anh cười hồn nhiên, nói.
Trước khi Tôn Hà Anh về nước, người viết bài này tìm đọc lại cuốn Em phải đến Harvard học kinh tế, dịch từ nguyên bản tiếng Hoa do Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin ấn hành năm 2004. Sách viết: “Ngày 12-4-1999 với hàng chữ lớn, tờ “Thương báo Thành Đô” đăng bài “Em phải đến Harvard học kinh tế” làm xôn xao dư luận toàn Trung Quốc; đồng thời qua các phương tiện thông tin đại chúng và mạng Internet, bài báo làm nức lòng các bậc cha mẹ đang chăm lo con cái học hành.
Tác giả bài viết là Lôi Bình thông báo: Bốn trường đại học Mỹ nổi tiếng đồng thời sẵn sàng tiếp nhận cô bé Thành Đô 18 tuổi Lưu Diệc Đình và đài thọ hoàn toàn tiền học, tiền mua sách vở, tiền ăn ở và sinh hoạt phí mỗi năm trên 30 nghìn USD. Bốn trường đại học đó là: Đại học Harvard danh tiếng, Đại học Columbia, Học viện Wellesley, Học viện Mount Holyoke.
Ngay học sinh Hoa Kỳ chen chân vào được cũng là một kỳ công, đòi hỏi phải có thực lực, phải được chuẩn bị từ xa hết sức chu đáo. Còn vào Trường Đại học Harvard đã được các chuyên gia soạn sách “Hướng dẫn du học” gọi là việc “khó hơn lên trời”.
Dù khá mệt sau kỳ thi THPT rồi về nước ngay sau một chuyến bay dài, nhưng Tôn Hà Anh vui vẻ tiếp PV Tiền Phong. Hà Anh cho biết mình cũng đọc cuốn Em phải đến Harvard học kinh tế ngay khi cuốn sách được xuất bản tại Việt Nam. “Năm đó, em 12 tuổi.
Đọc cuốn sách, em rất ngưỡng mộ Lưu Diệc Đình và không biết đến năm 18 tuổi mình có làm được như chị không. Tuy nhiên, lúc đó em đã thấy nhất thiết phải kiếm học bổng để du học. Còn việc có vào trường Harvard hay không lúc đó em chưa nghĩ đến, chứ không phải không dám nghĩ đến”- Hà Anh cười hồn nhiên, nói.
Tôn Hà Anh (với cương vị Chủ tịch Hội học sinh khóa 2011 của trường ST.Andrew’s) trao quà cho chương trình thể thao của trường. |
6 năm sau, khi đang học lớp 12 tại Trường St. Andrew’s, Tôn Hà Anh bắt đầu nộp hồ sơ và thi tuyển vào một số trường đại học của Mỹ. Tháng 3-2011, Hà Anh lần lượt nhận được giấy mời nhập học của 5 trường gồm Harvard, Princeton, Columbia, Brown (4 trường trong nhóm Ivy League nổi tiếng của Mỹ) và Wellesley (trường Hillary Clinton từng theo học, được mệnh danh là Harvard của nữ sinh Mỹ) đều với mức học bổng toàn phần.
Riêng Trường Harvard, năm 2011 đã có lượng thí sinh kỷ lục (gần 35.000) dự tuyển. Tuy nhiên, trước những kết quả xuất sắc, Tôn Hà Anh đã được tập thể giáo sư tại Harvard xét duyệt với mức học bổng đặc biệt trị giá trên 61 ngàn USD/năm (bao gồm tiền học, tiền ăn ở, tiền du lịch và ngoại khoá, sinh hoạt phí, phí bảo hiểm sức khoẻ), ngoài ra còn được thanh toán thêm tiền vé máy bay cả đi lẫn về Việt Nam mỗi năm 2 lần. Kỳ tuyển sinh vào Trường Harvard năm 2011, ngoài Hà Anh, bang Delaware chỉ có một học sinh người Mỹ khác được nhận vào trường.
Tôn Hà Anh nói, thành công của cô có sự giúp đỡ rất nhiều của các thầy cô giáo tại Việt Nam và tại trường St.Andrew’s. Bí quyết thành công của Hà Anh là quyết tâm và đam mê. “Đam mê đến mấy cũng có lúc sẽ vấp phải những khó khăn trước những việc mình không muốn làm, nên cần đến sự quyết tâm.
Nhiều đêm, có lúc em buồn ngủ đến nỗi đánh rơi cả bút; đang đọc Hamlet cho lớp văn học Mỹ mà đầu lại nghĩ sang công thức toán của lớp kinh tế. Lúc ấy em chỉ muốn đi ngủ, nhưng nếu làm vậy thì kế hoạch sẽ vỡ, bài tập sẽ chồng chất từ ngày nọ sang ngày kia và mình sẽ tụt lại phía sau nên lại phải chống mắt lên học tiếp”- Hà Anh kể.
Không nên học lệch
Luận văn cuối học kỳ I lớp 12 của Hà Anh đạt điểm 99/100, số điểm cao nhất trong lịch sử Trường St. Andrew’s. Tuy nhiên, với luận văn tốt nghiệp THPT được bảo vệ cuối tháng 5 vừa qua, Hà Anh đạt điểm tuyệt đối 100/100, phá luôn kỷ lục của trường và của chính mình vừa lập vài tháng trước đó.
Luận văn tốt nghiệp của Hà Anh chọn chủ đề văn học xã hội. Hai năm trước, khi nhập học Trường St.Andrew’s, Hà Anh là một trong những học sinh giỏi toán nhất khoá, được tuyển chọn vào lớp toán đặc biệt của trường. Khi đó, bạn cùng khoá đã nói: “Cậu giỏi toán là đúng rồi, vì những môn tự nhiên vốn là thế mạnh của học sinh châu Á. Hãy thử học các môn xã hội mà xem”.
Muốn học tốt các môn xã hội, trước hết phải giỏi tiếng Anh. Đây là lý do quan trọng khiến kết quả các môn xã hội của các học sinh ngoại quốc thường thua sút so với học sinh bản địa. Ngay từ đầu Hà Anh đã xác định, nếu muốn tiến xa thì không được học lệch. Vì thế Hà Anh quyết tâm học giỏi tiếng Anh và các môn học xã hội khác song song với môn toán.
Hà Anh cho biết, thời gian học THCS và năm đầu THPT tại Trường Hà Nội-Amsterdam đã cung cấp cho cô nền tảng ngữ pháp tiếng Anh rất vững. Ngoài ra, Hà Anh còn đọc và làm thêm bài tập ở rất nhiều bộ sách tiếng Anh. Cô luôn có 3 quyển vở dày, một quyển ghi từ mới và các dạng của từ, một quyển chuyên ghi về ngữ pháp, quyển còn lại ghi giới từ.
Khi học, Hà Anh tóm tắt lại và ghi vào vở. Cách này bắt cô phải học, hiểu và nhớ những thứ mình đã học. Còn khi luyện tập, mỗi khi có lỗi sai Hà Anh đánh dấu lại và thường xuyên kiểm tra lại những lỗi sai này và nhớ cách làm đúng.
“Bên cạnh đó, vì học tiếng Anh ở nước mình chú trọng nhiều vào ngữ pháp nhưng nghe và nói lại hạn chế, nên em cố gắng bù đắp khoảng trống này bằng cách nghe thật nhiều đĩa tiếng Anh. Còn khi học nói, em cố gắng tưởng tượng mình là đứa trẻ 3 tuổi bắt chước theo cách phát âm của đĩa, đồng thời ghi âm, sau đó nghe lại xem những chỗ nào chưa chuẩn để chỉnh sửa”- Hà Anh nói.
Bất kể môn học nào, Hà Anh đều vừa học vừa viết. Cách học ấy giúp cô thu được hiệu quả cao. Khi đang học lớp 10 tại Trường Hà Nội-Amsterdam, trong quá trình học để thi lấy học bổng sang Mỹ, Hà Anh đồng thời tiếp cận luôn giáo trình thi đại học.
Riêng cuốn Barron’s SAT 2009, một trong những tài liệu cho kỳ thi chuẩn hoá đại học của Mỹ (cho môn toán và văn học), với cách vừa học vừa viết, Hà Anh đã lĩnh hội trọn vẹn cuốn sách dày hơn 800 trang này chỉ trong thời gian ngắn, trước khi sang Mỹ.
Khi được hỏi về cách thức tìm kiếm học bổng nước ngoài, Hà Anh cho biết: Mỗi trường đều có website, ghi rõ về học bổng và các điều kiện dự thi vào trường. Sau khi rút ra được danh sách các trường đại học mình quan tâm, học sinh nên vào những website ấy để tiếp cận thông tin cụ thể.
Bước này không những giúp học sinh tìm được môi trường thật sự phù hợp với ngành học định theo đuổi và sở thích ngoại khóa mà còn cung cấp những thông tin bổ ích về học bổng và các bước làm hồ sơ.
“Tương lai, khi tốt nghiệp Trường Harvard, ước mơ của Hà Anh là gì?”- Hà Anh trả lời: “Em muốn về Việt Nam làm việc, bởi đó là quê hương”.
Riêng Trường Harvard, năm 2011 đã có lượng thí sinh kỷ lục (gần 35.000) dự tuyển. Tuy nhiên, trước những kết quả xuất sắc, Tôn Hà Anh đã được tập thể giáo sư tại Harvard xét duyệt với mức học bổng đặc biệt trị giá trên 61 ngàn USD/năm (bao gồm tiền học, tiền ăn ở, tiền du lịch và ngoại khoá, sinh hoạt phí, phí bảo hiểm sức khoẻ), ngoài ra còn được thanh toán thêm tiền vé máy bay cả đi lẫn về Việt Nam mỗi năm 2 lần. Kỳ tuyển sinh vào Trường Harvard năm 2011, ngoài Hà Anh, bang Delaware chỉ có một học sinh người Mỹ khác được nhận vào trường.
Tôn Hà Anh nói, thành công của cô có sự giúp đỡ rất nhiều của các thầy cô giáo tại Việt Nam và tại trường St.Andrew’s. Bí quyết thành công của Hà Anh là quyết tâm và đam mê. “Đam mê đến mấy cũng có lúc sẽ vấp phải những khó khăn trước những việc mình không muốn làm, nên cần đến sự quyết tâm.
Nhiều đêm, có lúc em buồn ngủ đến nỗi đánh rơi cả bút; đang đọc Hamlet cho lớp văn học Mỹ mà đầu lại nghĩ sang công thức toán của lớp kinh tế. Lúc ấy em chỉ muốn đi ngủ, nhưng nếu làm vậy thì kế hoạch sẽ vỡ, bài tập sẽ chồng chất từ ngày nọ sang ngày kia và mình sẽ tụt lại phía sau nên lại phải chống mắt lên học tiếp”- Hà Anh kể.
Không nên học lệch
Luận văn cuối học kỳ I lớp 12 của Hà Anh đạt điểm 99/100, số điểm cao nhất trong lịch sử Trường St. Andrew’s. Tuy nhiên, với luận văn tốt nghiệp THPT được bảo vệ cuối tháng 5 vừa qua, Hà Anh đạt điểm tuyệt đối 100/100, phá luôn kỷ lục của trường và của chính mình vừa lập vài tháng trước đó.
Luận văn tốt nghiệp của Hà Anh chọn chủ đề văn học xã hội. Hai năm trước, khi nhập học Trường St.Andrew’s, Hà Anh là một trong những học sinh giỏi toán nhất khoá, được tuyển chọn vào lớp toán đặc biệt của trường. Khi đó, bạn cùng khoá đã nói: “Cậu giỏi toán là đúng rồi, vì những môn tự nhiên vốn là thế mạnh của học sinh châu Á. Hãy thử học các môn xã hội mà xem”.
Muốn học tốt các môn xã hội, trước hết phải giỏi tiếng Anh. Đây là lý do quan trọng khiến kết quả các môn xã hội của các học sinh ngoại quốc thường thua sút so với học sinh bản địa. Ngay từ đầu Hà Anh đã xác định, nếu muốn tiến xa thì không được học lệch. Vì thế Hà Anh quyết tâm học giỏi tiếng Anh và các môn học xã hội khác song song với môn toán.
Hà Anh cho biết, thời gian học THCS và năm đầu THPT tại Trường Hà Nội-Amsterdam đã cung cấp cho cô nền tảng ngữ pháp tiếng Anh rất vững. Ngoài ra, Hà Anh còn đọc và làm thêm bài tập ở rất nhiều bộ sách tiếng Anh. Cô luôn có 3 quyển vở dày, một quyển ghi từ mới và các dạng của từ, một quyển chuyên ghi về ngữ pháp, quyển còn lại ghi giới từ.
Khi học, Hà Anh tóm tắt lại và ghi vào vở. Cách này bắt cô phải học, hiểu và nhớ những thứ mình đã học. Còn khi luyện tập, mỗi khi có lỗi sai Hà Anh đánh dấu lại và thường xuyên kiểm tra lại những lỗi sai này và nhớ cách làm đúng.
“Bên cạnh đó, vì học tiếng Anh ở nước mình chú trọng nhiều vào ngữ pháp nhưng nghe và nói lại hạn chế, nên em cố gắng bù đắp khoảng trống này bằng cách nghe thật nhiều đĩa tiếng Anh. Còn khi học nói, em cố gắng tưởng tượng mình là đứa trẻ 3 tuổi bắt chước theo cách phát âm của đĩa, đồng thời ghi âm, sau đó nghe lại xem những chỗ nào chưa chuẩn để chỉnh sửa”- Hà Anh nói.
Bất kể môn học nào, Hà Anh đều vừa học vừa viết. Cách học ấy giúp cô thu được hiệu quả cao. Khi đang học lớp 10 tại Trường Hà Nội-Amsterdam, trong quá trình học để thi lấy học bổng sang Mỹ, Hà Anh đồng thời tiếp cận luôn giáo trình thi đại học.
Riêng cuốn Barron’s SAT 2009, một trong những tài liệu cho kỳ thi chuẩn hoá đại học của Mỹ (cho môn toán và văn học), với cách vừa học vừa viết, Hà Anh đã lĩnh hội trọn vẹn cuốn sách dày hơn 800 trang này chỉ trong thời gian ngắn, trước khi sang Mỹ.
Khi được hỏi về cách thức tìm kiếm học bổng nước ngoài, Hà Anh cho biết: Mỗi trường đều có website, ghi rõ về học bổng và các điều kiện dự thi vào trường. Sau khi rút ra được danh sách các trường đại học mình quan tâm, học sinh nên vào những website ấy để tiếp cận thông tin cụ thể.
Bước này không những giúp học sinh tìm được môi trường thật sự phù hợp với ngành học định theo đuổi và sở thích ngoại khóa mà còn cung cấp những thông tin bổ ích về học bổng và các bước làm hồ sơ.
“Tương lai, khi tốt nghiệp Trường Harvard, ước mơ của Hà Anh là gì?”- Hà Anh trả lời: “Em muốn về Việt Nam làm việc, bởi đó là quê hương”.
Theo Tiền Phong
Bình luận (0)