Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Hút thuốc ảnh hưởng tiêu cực đến xương

Tạp Chí Giáo Dục

Trẻ con hút thuốc lá có nguy cơ phát triển mật độ xương thấp – một tình trạng có thể dẫn tới nguy cơ bị loãng xương, theo boldsky.

 /// Ảnh: Shutterstock
Ảnh: Shutterstock

Ông Raju Vaishya, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình cấp cao tại các bệnh viện Indraprastha Apollo (Ấn Độ), cho biết: "Hút thuốc có ảnh hưởng tiêu cực đến xương, gây ra tình trạng mất xương và dẫn đến chứng loãng xương sớm khi người trẻ hút thuốc”.
Hút thuốc như một thói quen thường bắt đầu ở trường trung học hoặc đại học, khi xương vẫn đang phát triển. Nó cũng can thiệp vào sự hấp thu canxi và vitamin D trong cơ thể. Ngoài ra, trong trường hợp thương tích xương, một người hút thuốc có nhiều khả năng có thời gian hồi phục lâu hơn và nguy cơ biến chứng cao hơn, các bác sĩ lưu ý.
"Hút thuốc trong những năm xây dựng xương làm cho bạn có nguy cơ bị loãng xương ở giai đoạn sau. Hút thuốc sau 30 tuổi sẽ tăng tốc độ mất xương nhanh gấp đôi", Vaishya nói thêm.
Theo báo cáo của Tổ chức khảo sát hút thuốc ở người lớn toàn cầu – The Global Adult Tobacco Survey (GATS), việc hút thuốc giết chết trên một triệu người ở Ấn Độ hằng năm. Gánh nặng kinh tế của việc tiêu thụ thuốc lá là khoảng 104.500 crore Rs một năm. Trong một nghiên cứu, được xuất bản gần đây trên tạp chí Annals of the American Thoracic Society, hút thuốc là một yếu tố nguy cơ độc lập cho mật độ xương thấp ở cả nam và nữ.
Theo Tiền Phong

Ngọc Lam (TNO)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)