Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Logistics Việt Nam đã nghèo còn bị chèn ép”

Tạp Chí Giáo Dục

Nhìn nhận thực tế cho thấy, ngành logistics Việt Nam còn chậm phát triển, tuy số lượng doanh nghiệp tăng lên nhưng quy mô chất lượng chưa tương xứng.

Đây là thực tế được Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh đưa ra tại Diễn đàn logistics Việt Nam 2017 do Bộ Công Thương và Bộ GTVT tổ chức ngày 15-12 tại Hà Nội.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đánh giá ngành logistics Việt Nam vẫn còn quy mô vốn rất nhỏ bởi phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa tiếp cận công nghệ và dịch vụ chuyên nghiệp dẫn đến sức cạnh tranh trên thị trường còn yếu so với doanh nghiệp ngoại.

Trong khi đó, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hiện nay đã đạt trên 400 tỉ USD và còn tăng nhanh, nền kinh tế cũng đang tăng trưởng khá nhanh thì không gian phát triển ngành dịch vụ logistics là còn rất lớn.

“Nếu chúng ta nhìn rộng ra hơn nữa, xét trên cả bình diện Asean thì tiềm năng phát triển logisticslà rất lớn. Do đó, Nhà nước hết sức khuyến khích các doanh nghiệp logistics Việt Nam vươn lên để nắm bắt các cơ hội này. Về phía Chính phủ thì cũng sẽ có những hộ trợ phù hợp với thông lệ quốc tế, trong đó biện pháp đầu tiên là tạo lập một môi trường cạnh tranh công bằng cho doanh nghiệp Việt Nam, tránh sự chèn ép thống lĩnh của các doanh nghiệp nước ngoài”- Ông Tuấn Anh nhấn mạnh.

Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh tại Diễn đàn logistics Việt Nam 2017.

Đồng quan điểm, TS Nguyễn Minh Phong, Chuyên gia kinh tế cho rằng cơ sở hạ tầng cho hoạt động logistics Việt Nam nghèo nàn và thiếu đồng bộ, hạn chế, doanh nghiệp logistics quy mô nhỏ, hoạt động manh mún và thiếu tính chuyên nghiệp, tính hợp tác và liên kết để tạo ra sức cạnh tranh thấp; chi phí logistics cao hơn nhiều so với các nước.

Bên cạnh đó, Việt Nam đang bị hạn chế về vận tải biển quốc tế, vận tải hàng không quốc tế và các dịch vụ bên ngoài, vì thiếu hệ thống chung trên toàn thế giới.

Cộng đồng khoảng 1.300 doanh nghiệp Việt Nam làm dịch vụ logistics chủ yếu là vừa và nhỏ, chỉ chiếm 25% thị phần và khoảng 72% lao động (lao động được đào tạo bài bản chỉ chiếm 5-7%), hầu hết chỉ làm dịch vụ các chuỗi cung ứng nhỏ trong lãnh thổ Việt Nam với một số phân khúc như: Dịch vụ giao nhận, cho thuê kho bãi, làm thủ tục hải quan, gom hàng lẻ và thị phần tại các cảng…

TRÀ PHƯƠNG/ PLO

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)