Y tế - Văn hóaThư giãn

Triển lãm ảnh tư liệu Việt Nam đầu thế kỷ 20

Tạp Chí Giáo Dục

 Chiều ngày 28-5, triển lãm ảnh Tính đa dạng của Việt Nam do Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp (EFEO) tổ chức khai mạc tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM.

Vua Bảo Đại trong một đám rước lễ tế đàn Nam Giao năm 1938. Ảnh chụp lại từ triển lãm.
Vua Bảo Đại trong một đám rước lễ tế đàn Nam Giao năm 1938. Ảnh chụp lại từ triển lãm.

Đây là triển lãm tiếp theo đợt triển lãm tại Pháp năm 2014, và tại Hà Nội (từ 12-2014 đến 3-2015). Ông Pascal Bourdeaux – người phụ trách EFEO tại TP.HCM cho biết: “Triển lãm này nhằm giới thiệu cho người dân Việt Nam những hình ảnh đất nước những năm đầu thế kỷ 20”.

Có 150 bức ảnh (treo và chiếu phim) được giới thiệu tại triển lãm thuộc tổng số 200.000 tấm phim tài liệu về Việt Nam mà EFEO đang sở hữu.

Có những bức ảnh chụp năm 1888 ghi lại chân dung một bá hộ ở Quy Nhơn, hay những bức ảnh khác giới thiệu sự đa dạng của văn hóa Việt Nam những năm đầu thế kỷ 20 như thi hương, lễ rước cung đình, bán tranh dân gian, đúc Phật, khắc văn bia, khai quật mộ cổ…

Những bức ảnh trong triển lãm giàu tư liệu về lịch sử, lịch sử nghệ thuật, văn hóa, khảo cổ học, dân tộc học… Nhưng phần lớn các tư liệu này thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, Trung Bộ và Tây Nguyên, lại khuyết các hình ảnh tư liệu của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Công bố kết quả một kỳ thi hương ở Hà Nội năm 1915. Ảnh chụp lại từ triển lãm.
Công bố kết quả một kỳ thi hương ở Hà Nội năm 1915. Ảnh chụp lại từ triển lãm.
Khai quật một mộ cổ bằng gạch (thế kỷ I - III) tại Vĩnh Phúc năm 1933 . Ảnh chụp lại từ triển lãm.
Khai quật một mộ cổ bằng gạch (thế kỷ I – III) tại Vĩnh Phúc năm 1933 . Ảnh chụp lại từ triển lãm.

Trả lời vấn đề này, ông Pascal Bourdeaux giải thích: “Theo quan điểm cá nhân tôi thì Nam Bộ là vùng đất mới, không có nhiều những văn bia, khảo cổ, tác phẩm văn học… phong phú như miền Bắc và miền Trung, điều mà người Pháp trước đây thích nghiên cứu. Cho nên, lúc ra đời EFEO đặt trọng tâm nghiên cứu ở miền Bắc và miền Trung vốn có bề dày lịch sử”.

Một phần lý do nữa được ông Pascal Bourdeaux trình bày là trước đây ở Sài Gòn có nhóm nghiên cứu Đông Dương với tạp chí BSEI (xuất bản bằng tiếng Việt, Hoa, Khmer, với sự cộng tác của nhà văn Sơn Nam, nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển…) tập trung nghiên cứu văn hóa vùng sông Mekong hơn là EFEO.

Theo TTO

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)