Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Lịch sử 10: Văn, Sử bất phân?

Tạp Chí Giáo Dục

Dùng quá nhiều văn thơ để miêu tả các sự kiện lịch sử, có khi còn coi thơ văn là bằng chứng lịch sử là nét nổi bật trong phong cách viết của nhiều trang lịch sử THPT.

> Lịch sử 9: Giống và cao hơn giáo trình đại học?

> Sách lịch sử "bớt 8 vạn lạng bạc bồi thường chiến phí"?

> Lịch sử 7: Địch bị tiêu diệt hoàn toàn… vẫn chạy thoát?

Học lịch sử, yêu cầu học sinh phân tích thơ?


Bìa SGK Lịch sử 10
Điển hình cho việc "văn – sử bất phân" trong SGK Lịch sử 10 là yêu cầu: "Phân tích ý nghĩa bài thơ Nam quốc sơn hà" ở trang 97. Theo chúng tôi, nên bỏ bài tập này, bởi đây là 1 bài tập văn học.  

Cũng ở trang này, nên bỏ văn bản: "Nam quốc sơn hà" vì đã học trong chương trình Ngữ văn, và cũng đã trích trong sách Lịch sử 7, trang 42.

Trang 99: Nên bỏ trích đoạn Bình Ngô đại cáo ở cuối trang, thay bằng đoạn văn khác cho phù hợp với văn phong lịch sử.

Trang 127: Sai lỗi viết hoa khi trích các câu ca dao: "chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa" và "trông trời, trông đất, trông mây, trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm"..

Phải sửa thành: "Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa" và "Trông trời, trông đất, trông mây; Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm".

Hơn nữa, học sinh không hiểu được ngụ ý của tác giả muốn nói: dưới triều Nguyễn, nông nghiệp lạc hậu, con trâu đi trước cái cày theo sau (Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa);  nông nghiệp bấp bênh, nông dân phụ thuộc vào nhiều yếu tố, lực lượng (Trông trời, trông đất, trông mây, Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm).

Cũng cần nói thêm rằng, theo chúng tôi, ý nghĩa của câu ca dao: "Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa" không diễn tả ý tác giả sách lịch sử muốn nói.

Trang 131: Cần bỏ bớt các trích dẫn ca dao, thơ văn… sách giáo khoa sử mà tràn đầy giọng văn chương:

                                       "Trên đời có ông sao Tua,

                            Ở làng Minh Giám có vua Ba Vành"

Hay:

                                         "Xác đầy nghĩa địa

                                          Thây thối bên cầu

                                           Trời ảm đảm u sầu

                                           Cảnh hoang tàn đói rét"

Khó hiểu…

Nhiều cụm từ, địa danh… trong SGK Lịch sử 10 không có chú giải khiến học sinh và người đọc rất khó hiểu.

Cụ thể

Trang 76: Cần bổ sung chú giải về "tục phồn thực".

Trang 92: Có đoạn: "Kẻ nào mổ trậm trâu thì xử 80 trượng, đồ làm khao giáp…". Theo chúng tôi, nên bổ sung chú giải về hình phạt "đồ làm khao giáp". Nhiều giáo viên chưa chắc đã hiểu được cụm từ này.

Trang 94: Khi nói về sự phát triển của thương nghiệp thế kỉ X – XV, có câu: "Các chợ làng, chợ huyện, chợ chùa mọc lên ở nhiều nơi…". Về nghĩa của "chợ làng", "chợ huyện" thì đã rõ, tuy nhiên nên bổ sung chú giải về "chợ chùa".

Trang 131: Chú giải thêm địa danh "Hải Dương, An Quảng" trong cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành hiện nay ở đâu?

Trang 132: Địa danh "Tây Nam Kì" dùng cho thời gian 1840 – 1848 (trước khi Pháp xâm lược) là không hợp lí.

Không thống nhất Trang 75: Thêm chữ "các" vào ngữ sau: "…Đứng đầu nhà nước Văn Lang là vua Hùng…

Trang 85: "… Khi thuỷ triều lên, ông cho 1 toán quân ra khiêu chiến, giả vờ thua, nhử quân Hán vào bên trong bãi cọc…". Có thể thấy, "bên trong" khác với "bên ngoài"; vì vậy, nên sửa thành  "… nhử thuyền quân Hán vượt qua bãi cọc đã ngập trong nước".

Trang 87: "loạn 12 sứ quân" – không viết hoa chữ "loạn", sai lệch với Lịch sử 7, trang 27: "Loạn 12 sứ quân".

Trang 96: Nên bỏ chữ "bà" trong ngữ "… Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lập tức được nhiều tướng lĩnh và bà Thái hậu họ Dương tôn lên làm vua, chỉ đạo cuộc kháng chiến…".

Trang 99: Chi tiết: "Cuối năm 1427, 10 vạn quân cứu viện của giặc ồ ạt tiến vào nước ta…" sai lệch với Lịch sử 7, trang 91: "đầu tháng 10 -1427, 15 vạn viện binh từ Trung Quốc chia làm hai đạo kéo vào nước ta…"

Trang 102: Viết hoa "Tiến sĩ" là đúng, nhưng lệch với nhiều sách giáo khoa khác.

Trang 103: Đoạn văn: "Công trình nghệ thuật Phật giáo được xây dựng ở khắp mọi nơi như chùa Một Cột (Diên Hựu), chùa Dâu, chùa Phật Tích, tháp Báo Thiên, tháp Phổ Minh" nên thêm dấu ba chấm (…) vào cuối câu. Đồng thời, bổ sung địa điểm ngày nay của chùa, ví dụ: chùa Một Cột (Hà Nội)…

 

Bên cạnh đó, viết tên "chùa Dạm" là sai lệch với Lịch sử 4 trang 33: "… Nền chùa Giạm (Bắc Ninh) với di tích còn lại gồm 3 cấp, trải rộng trên một khu đất dài gần 120m, rộng gần 70m…"

 

Trang 117: "… Nguyễn Ánh theo cánh tàn quân Xiêm chạy thoát. Miền Nam trở lại yên bình". Theo chúng tôi, từ "miền Nam" dễ gây hiểu nhầm, nên sửa  thành "Nam Đàng Trong trở lại yên bình".

Ngoài ra, chi tiết: "… vua Thanh sai tướng đem 29 vạn quân và dân công, theo sự chỉ dẫn của vua tôi Lê Chiêu Thống tiến sang nước ta…" là lệch với Lịch sử 7, trang 127: "… đem 29 vạn quân…". Cụm từ "chỉ dẫn" cũng nên sửa thành "dẫn đường": "… vua Thanh sai tướng đem 29 vạn quân và dân công, theo sự dẫn đường của vua tôi Lê Chiêu Thống tiến sang nước ta…".

Trang 118: "Đúng vào đêm 30 Tết (tức 25 – 1- 1789), quân ta được lệnh tiến công với khí thế từ lời hiểu dụ của vua Quang Trung…", nếu không chí thích chữ "hiểu dụ" thì nên sửa "lời hiểu dụ" thành "lời hịch".

Cụm từ "Đúng vào đêm 30 Tết…" chưa rõ nghĩa. Nên sửa thành: "Đúng vào đêm 30 Tết năm Mậu Thân…".

Trang 119: Câu "… Sau 5 ngày (bắt đầu từ đêm 30 cho đến trưa mồng 5 Tết Kỉ Dậu) tiến quân thần tốc, chiến đấu quyết liệt…", nên sửa thành: "… bắt đầu từ đêm 30 tháng chạp Mậu Thân đến trưa mồng 5 Tết Kỉ Dậu… ".

Cụm từ: "anh hùng áo vải", nên viết hoa chữ "Anh".

Trang 120: Câu: "…Năm 1802, trước sự tấn công của quân Nguyễn Ánh, các vương triều Tây Sơn sụp đổ", chữ "vương triều" viết hoa không thống nhất với trang 125: "Sau khi đánh bại Vương triều Tây Sơn, năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi vua" và trang 143:  "Tháng 8 – 1567, Vương triều Tây Ban Nha đưa quân sang Nê – đéc – lan…".

Trang 121: Viết hoa "Quốc ngữ" là sai lệch với nhiều cuốn sách Ngữ văn và Lịch sử.

Trang 125: "… năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua" mâu thuẫn với "… Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế…" (Lịch sử và Địa lí 5, trang 65). Ngôi vua và ngôi Hoàng đế có sự khác nhau.

Trang 129: chữ "cột cờ" trong câu: "… nổi lên ở thành Hà nội là cột cờ được xây dựng cao đẹp" nên viết hoa: "Cột cờ". 

Thanh Huyền – Văn Hiến (Vietnamnet)

Bình luận (0)