Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Thi tốt nghiệp, có một điểm cộng…

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
 Những năm gần đây, một số môn thi, nhất là các môn thuộc khối xã hội, đã cải tiến để đáp án  thể hiện nội dung tổng quát bản chất, bao quát tất cả các trường hợp mà thí sinh có thể nêu ra. Đó là những đáp án mở.
Trong số nhiều ý kiến phản hồi gửi tới VietNamNet xung quanh câu chuyện kết quả thi tốt nghiệp THPT đang nóng những ngày qua, bạn đọc Thượng Thanh tiếp cận từ góc nhìn của người chấm thi lâu năm. Theo đó,  phía nhà tổ chức, ở đây là Bộ GD-ĐT đã có nỗ lực cải tiến đáp án; nhưng phía thực thi, là những người chấm hiện vẫn rất phổ biến cách chấm bài thi dựa vào các “từ khoá”. Lý do là dễ chấm, người chấm ít phải suy nghĩ, đồng thời cứu được học sinh khỏi thiệt thòi.
Để rộng đường dư luận, VietNamNet đăng tải ý kiến này và mong nhận được phản hồi của bạn đọc.
Thí sinh làm bài thi tốt nghiệp. Ảnh: Hương Giang
 Đáp án: Đã cải tiến
Đáp án các môn tự luận của Bộ GD-ĐT, trước đây thường trình bày chi tiết một phương án cụ thể. Vì thế, nó mang dáng dấp một bài làm của thí sinh.
Phần lớn đề thi thường ra theo kiểu đòi hỏi học sinh tái hiện lại những kiến thức, lặp lại những kĩ năng quen thuộc (thường theo trật tự trình bày của SGK hay các sách tham khảo của các học giả có uy tín).
Thực chất đó việc kiểm tra sự học vẹt, máy móc. Những đáp án như thế  dễ được chấp nhận  và cũng dễ sử dụng vì chúng theo mẫu có sẵn.
Với những đáp án kiểu ấy, ngay cả người không có hay yếu chuyên môn cũng có thể chấm đa số các bài làm của thí sinh.
Tuy nhiên có nhiều hoc sinh học hiểu và thể hiện theo hình thức riêng của mình. Khi đó, người ta phải đưa ra những khái niệm “kết quả tương đương” cho những tình huống ngoài đáp án. Việc vận dụng tuỳ thuộc giám khảo và thường thí sinh dễ nhận điểm oan.
Theo quan sát của cá nhân tôi thì trong những năm gần đây, một số môn thi, nhất là các môn thuộc khối xã hội, đã cải tiến để đáp án  thể hiện nội dung tổng quát bản chất, bao quát tất cả các trường hợp mà thí sinh có thể nêu ra.
Đó là những đáp án mở. Tính chất mở thể hiện ở chỗ nó chấp nhận mọi hình thức diễn đạt của thí sinh, miễn là họ thoả mãn được yêu cầu cơ bản.
Điều đó có lợi cho thí sinh là họ có thể thoải mái phát biểu theo cách của mình. Nhưng mặt khác nó đòi hỏi thí sinh phải biết khái quát để nêu bật các vấn đề theo nội dung câu hỏi.
Chấm thi: Không thể theo từ khóa
Giám thị phải thật sự am hiểu chuyên môn để có thể phán xét bài làm của thí sinh cho phù hợp tinh thần đáp án. 
Nghĩa là, đáp án thiên về ý nghĩa "một hướng dẫn chấm thi” hay “yêu cầu làm bài” chứ không phải là đáp án theo nghĩa nêu một phương án cụ thể.
Trừ những thuật ngữ khoa học, những danh từ buộc phải thể hiện đúng, đáp án loại này không có các “từ khoá” và cũng không chấp nhận kiểu chấm dựa vào từ khoá.
Việc chấm thi nói chung phải đánh giá bài thi chủ yếu theo hai khia cạnh:
1) học sinh nhớ nội dung cơ bản và các tư liệu liên quan.
2) thí sinh biết tư duy đúng hướng trên cơ sở các nội dung nhớ được.
Những điều này phải được thí sinh thể hiện trên bài làm bằng một văn bản có kết cấu chặt chẽ.
Điểm của bài thi phải là  phải là sự đánh giá một văn bản, một đoạn văn chứ không phải là sự đánh giá một vài từ.
Không thể chấp nhận một văn bản trong đó thí sinh nêu rất nhiều từ có liên quan đến bài thi nhưng không theo kết cấu hợp lí, không thể hiện được nội dung vấn đề theo quy tắc ngữ pháp cơ bản.
Mặc dù vậy, hiện vẫn rất phổ biến cách chấm bài thi dựa vào các “từ khoá”. Đơn giản là vì nó dễ chấm và người chấm ít phải suy nghĩ. Mặt khác, như đã thấy, người ta lại cho rằng đấy là vận dụng đáp án theo hướng”mở”, là cứu, là không để học sinh thiệt thòi.
Cách chấm này cực kì tai hại, phản khoa học vì nó không thừa nhận sự đa dạng trong các hình thức thể hiện của thí sinh.
Mặt khác, nhiều dẫn chứng chỉ ra rằng, với kiểu chấm như thế, người ta cho thí sinh điểm cao ngay cả khi bài thi không giải quyết được ý nào theo yêu cầu của đề bài (ví dụ theo cách vận dụng ở bài thi văn: cứ có từ đàn bà thì cho điểm).
Như thế, không phải là người ta vận dụng đáp án theo hướng mở mà thực chất là hạ thấp, là làm lệch hướng hướng những yêu cấu của bài thi, gây ra sự mất công bằng trong thi cử.
Chúng ta đang trong quá trình tự hoàn thiện. Các hướng dẫn chấm thi của Bộ (hay của các cấp khác) không thể nói là đã hoàn hảo.
Nhưng mỗi cán bộ có trách nhiệm, mỗi người chấm thi nên vận dụng hướng dẫn chấm một cách khoa học, thể hiện rõ khả năng chuyên môn của mình, tôn trọng sự sáng tạo của người đi thi. Đó chính là sự tôn trọng  giá trị sức lao động  của mỗi con người.
 Theo Thượng Thanh 

(vietnamnet)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)