Sinh viên khoa điện – điện tử trong giờ thực hành |
Thứ trưởng thường trực Bộ GD-ĐT Bành Tiến Long vừa ký quyết định thành lập Trường CĐ Công nghệ – kinh tế và thủy lợi miền Trung trên cơ sở Trường trung học Thủy lợi 2, đổi tên Trường CĐ Kinh tế – kỹ thuật công nghiệp II thành Trường CĐ Công thương TP.HCM.
Theo đó, Trường CĐ Công nghệ – kinh tế và thủy lợi miền Trung có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, tài khoản riêng và có nhiệm vụ chuẩn bị đủ các điều kiện để mở ngành đào tạo và triển khai đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ở trình độ CĐ và các trình độ thấp hơn đối với các ngành thuộc các lĩnh vực công nghệ, kinh tế, thủy lợi khi có đủ điều kiện; nghiên cứu khoa học phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội.
Trường CĐ Công nghệ – kinh tế và thủy lợi miền Trung trực thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ GD-ĐT, hoạt động theo điều lệ trường CĐ do bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành.
Còn Trường CĐ Công thương TP.HCM có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, tài khoản riêng và có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ở trình độ CĐ và các trình độ thấp hơn đối với các ngành thuộc các lĩnh vực kinh tế, công nghệ và các ngành khác khi có đủ điều kiện, nghiên cứu khoa học phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội.
Trường CĐ Công thương TP.HCM trực thuộc Bộ Công thương, chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ GD-ĐT, hoạt động theo điều lệ trường CĐ do bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành.
Được biết, Trường CĐ Kinh tế – kỹ thuật công nghiệp II được thành lập ngày 20-10-1076 với tên gọi ban đầu là Trường trung học Kỹ thuật và nghiệp vụ công nghiệp nhẹ. Ngày 30-7-1991 chuyển đổi tên thành Trường Kinh tế kỹ thuật công nghiệp nhẹ Thủ Đức. Ngày 27-12-2000 trường được ký quyết định thành Trường CĐ Kinh tế – kỹ thuật công nghiệp II. Trường đào tạo từ trình độ công nhân kỹ thuật, trung cấp chuyên nghiệp, CĐ kinh tế, kỹ thuật.
Hệ CĐ trường đào tạo các ngành: kỹ thuật lập trình (công nghệ thông tin), cơ khí chế tạo máy, công nghệ kỹ thuật cơ khí, công nghệ da giày, công nghệ dệt, công nghệ may, công nghệ sợi, công nghệ tự động, công nghệ cơ điện tử, điện công nghiệp, điện tử công nghiệp, kế toán, quản trị kinh doanh, công nghệ giấy và bột giấy, công nghệ hóa hữu cơ, công nghệ hóa nhuộm.
Q.DŨNG (Theo TTO)
Bình luận (0)