Y tế - Văn hóaThư giãn

Vẻ đẹp thánh thiện trong thơ của cô giáo Hồ Tịnh Văn

Tạp Chí Giáo Dục

Thơ ca cô giáo H Tnh Văn hn nhiên, trong tro, mang v đp thánh thin như chính con ngưi Văn nên nhn đưc nhiu fan thơ đng cm, chia s trên các trang mng xã hi…

Tác gi (trái) cùng nhà thơ H Tnh Văn

Cô giáo Hồ Tịnh Văn tên thật là Hồ Thị Thanh Tịnh, sinh năm 1975, quê ở xã Thạch Tiến – huyện Thạch Hà – tỉnh Hà Tĩnh. Chính vì có dòng máu văn chương mà Hồ Tịnh Văn đã chọn học ngành sư phạm ngữ văn tại Trường ĐH Vinh (Nghệ An) để theo đuổi sự nghiệp văn chương cũng như ước mơ trở thành cô giáo dạy văn. Sau khi ra trường, Hồ Tịnh Văn vào Nam và chọn TP.Biên Hòa là quê hương thứ 2 của mình để lập nghiệp và trở thành giáo viên dạy văn tại Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh (TP.Biên Hòa) từ năm 1997 đến nay.

Nói về Văn với niềm cảm mến, tôi muốn viết đôi dòng thơ để tặng: “Bài thơ tình em viết tặng cho ai/ Mà trăn trở những đêm dài hoang vắng/ Lúc dịu êm như hồ thu phẳng lặng/ Khi cồn cào như sóng vỗ trùng dương”.

Trong số hàng ngàn bài thơ của Văn, có tới hơn phân nửa là thơ về tình yêu đôi lứa. Thơ tình của Văn hay, hay mà ngọt, ngọt mà lại say, mà lại trong lành, tinh khiết như những giọt sương mai vậy: “Em bất chợt nhận ra anh/ Giữa dòng đời xuôi ngược/ Anh nồng nàn tắm mát trái tim em/ Mưa vẫn rơi/ Họa mi ngọt ngào cất tiếng hót/ Em đợi chờ/ Giây phút trao anh… (Bất chợt).

Chính nhờ những sắc thái biểu cảm và hồn thơ trong trẻo này trong bất kì hoàn cảnh nào thơ của Văn luôn để lại trong lòng bạn đọc những dấu ấn không thể phai mờ.

Văn luôn yêu cái đẹp. Cái đẹp của tình yêu, tình người thấm đẫm trong thơ nàng như một chất men say mà vẫn tự nhiên như hơi thở của cuộc sống thường ngày. Và bài thơ “Nụ hôn nối mùa” Văn mới viết gần đây đã làm nghiêng ngả cả thi đàn: “Nghiêng về phía biển cùng anh/ Núi dang cánh rộng giăng mành chờ em/ Chiều nay sóng vỗ êm êm/ Mặt trời xuống biển gối đêm gợi tình…”.

Một Hồ Tịnh Văn thơ đẹp, đa tài. Cái tình trong thơ Văn đâu chỉ là tình yêu đôi lứa. Mà đó còn là một cô giáo rất yêu trò. Với thơ, Văn đã sống trọn cho thơ. Còn với vai trò cô giáo, Văn đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp trồng người. Đọc bài “Lời cô nhắn” mới thấy hết cái tình sâu thẳm trong thơ của Văn: “Khi cô trao kiến thức cho trò/ Trò nhớ nhận, dâng lên đời, con nhé!/ Lời cô giảng rất dịu dàng, nhỏ nhẹ/ Mong trò ngoan, sẽ đón nhận chân thành/ Khi giảng bài mắt cô sáng long lanh/ Những số phận, cô chất đầy trăn trở/ Những kết bài đôi khi còn bỏ ngỏ/ Hay nén lòng, thương nhân vật, cô đau/ Cô dám khinh Thị Nở chút nào đâu/ Bởi Thị Nở biết yêu và biết nghĩ/ Cô đâu dám chê Chí Phèo bỏ phí/ Một cuộc đời, đáng lẽ Chí vui hơn… Lời cô nhắn với trò yêu, chân thật/ Trò nhân văn hơn, cô thấy vui nhiều/ Cô yêu nghề, thương trò lắm, các trò yêu!…”.

Kỉ niệm tuổi học trò cháy bỏng trong thơ Văn và tình khúc “Nhớ mùa hạ cuối” như là một bản tình ca đẹp nàng dâng tặng cho mình cùng tất cả chúng ta mà ai cũng có một thời: “Trang vở ngày nào chép vội những vần thơ/ Cánh phượng hồng ép thành cánh bướm/ Ánh mắt ai cháy hoài mộng tưởng/ Kỉ niệm ơi! Góp nhặt đốt lửa lòng…”.

Tình yêu quê hương cũng là một đề tài rất phong phú, rộng mở trong thơ của Văn: “Xuôi dòng Lam Giang nghe câu hò Ví/ Nối bờ yêu thương thấm đẫm trang Kiều/ Nguyễn Du ơi sao nặng lòng đến thế/ Xứ Nghệ quê mình ôi yêu quá là yêu…” (Ân tình ví giặm).

Thơ của Văn cũng giống như con người của Văn: xinh đẹp, thánh thiện, nhân hậu và bao dung. Tình yêu với đời, với người và vạn vật bằng cả tâm hồn đã làm cho thơ của Văn thăng hoa…

Nhà thơ Lê Th Hoài Phương
(Phú Thọ)

 

Bình luận (0)