Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Ngành nghệ thuật truyền thống: Thiếu người dự tuyển

Tạp Chí Giáo Dục

 Khác với nhiều trường đại học thông thường, hai đợt tuyển sinh đại học chỉ diễn ra trong 4 ngày (các khối A, B, C, D) thì các thí sinh dự thi khối ngành nghệ thuật (khố i S) của trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội đã trải qua không khí căng thẳng trong 9 ngày thi liên tục nhằm chọn ra những tài năng thực sự.
Ngành nghệ thuật truyền thống ngày càng ít người theo học
Mùa tuyển sinh năm 2011, trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội có 441 chỉ tiêu đào tạo, trong đó chỉ tiêu đào tạo của khối ngành nghệ thuật là 361 chỉ tiêu. Mang tính đặc thù của một trường năng khiếu, trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội có những quy định riêng về hình thức và phương thức thi tuyển. Với hơn 30 chuyên ngành đào tạo, mỗi ngành lại có yêu cầu riêng nên hình thức thi của trường cũng rất đa dạng.
Đánh giá chung về chung chất lượng các thí sinh năm nay, Hiệu trưởng nhà trường, PGS.TS. Trần Thanh Hiệp cho biết: “Nhìn chung, các thí sinh dự thi năm nay cũng bằng năm ngoái. Chất lượng của thí sinh đầu vào nằm trong mặt bằng chung của toàn xã hội. Năm nào cũng có những người tài năng thi vào trường.
Họ đã thể hiện được mình là những gương mặt triển vọng ngay từ ban đầu. Đối với một trường nghệ thuật thì nhiệm vụ quan trọng là làm sao thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về tuyển sinh nhưng quan trọng hơn là không bỏ sót những người tài, tạo cơ hội cho những người có khả năng được học ở trường”.
Trong khi các chuyên ngành khác vẫn chứng tỏvịthếcủa mình khi tăng nhiều thí sinh thì số lượng các thí sinh dự thi vào các ngành truyền thống như: Chèo, Cải lương, Múa rối… lại không nhiều, thậm chí ở ngành Múa rối lượng thí sinh dự thi còn chưa đủ chỉ tiêu (chỉ 17 thí sinh/30 chỉ tiêu).
Đây là những ngành học có yêu cầu rất cao vềnăng khiếu nghệ thuật nên không phải ai cũng có thể dự thi được. Thế nên tình trạng ít người dự tuyển ở ngành này đã tồn tại trong nhiều năm nay. Có hai nguyên nhân khiến lượng thí sinh dự ngành học này ít đi.
Thứ nhất là sự khó khăn ở đầu ra bởi bản thân các nhà hát hiện nay cũng rất chật vật để tồn tại. Thứ hai là do việc thay đổi hình thức thi môn văn của trường. Trước đây, nhà trường tổ chức buổi thi văn tránh trùng với lịch thi các khối C, D của Bộ GD&ĐT nên nhiều thí sinh có cơ hội thi thêm trường năng khiếu, do đó, việc tổ chức thi môn văn chung với Bộ cũng khiến lượng thí sinh giảm đáng kể.
Điều này cũng dễ hiểu bởi khác với các môn học thông thường, năng khiếu là môn mà các thí sinh phải cân nhắc kỹ và khó có thể tự mình thẩm định được.
Số lượng thí sinh ít ở ngành kịch hát dân tộc khiến nhà trường không có nhiều sự lựa chọn về năng khiếu. Điều này sẽ dẫn đến việc giảm chất lượng đầu vào vì phải nới điều kiện dự tuyển và có thể phải chấp nhận thí sinh chưa thật đạt lắm.
Được biết, để khắc phục phần nào tình trạng thiếu người dự thi ở các ngành nghệ thuật truyền thống, trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội sẽ tăng cường quảng bá qua những chương trình giới thiệu về những cái hay, nét đẹp của nghệ thuật dân tộc.
Đồng thời, nhà trường đã cải tiến hệ thống giáo trình, phương pháp giảng dạy cùng các cơ sở vật chất, kỹ thuật khác nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Nhưng, để thu hút được các thí sinh đến với nghệ thuật truyền thống thì rất cần sự quan tâm và tác động của rất nhiều các cơ quan có thẩm quyền trong việc tạo ra một mảnh đất màu mỡ cho sinh viên khi ra trường có thể hoạt động. Bởi một hạt mầm dù tốt đến mấy nếu gieo vào mảnh đất cằn cỗi thì cũng không thể phát triển được. 
Theo Phạm Hải Yến
(VHO) 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)