Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Lần đầu tiên Việt Nam xây dựng công viên Văn Miếu đương đại

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

(GD TP.HCM): – “Công viên Văn Miếu đương đại đậm đà nét dân tộc và thời đại được coi là hạt nhân của Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn di sản tiến sĩ Việt Nam”- PGS.TS Nguyễn Văn Huy, Giám đốc chuyên môn của Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn di sản tiến sĩ Việt Nam đã khẳng định như vậy tại hội nghị khởi động dự án diễn ra vào 27-9, tại Hà Nội.

Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh cùng gần 150 nhà khoa học của Việt Nam, các nhà quản lý của Hòa Bình và Hà Nội… đã đến dự hội nghị khởi động dự án “Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn di sản tiến sĩ Việt Nam”.

Ông Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh: Đây là lần đầu tiên Việt Nam có công viên Văn Miếu đương đại nhằm lưu giữ một cách đầy đủ, có hệ thống và khoa học những di sản của các nhà khoa học, các vị tiến sĩ đương đại. Sự trường tồn của các Văn Miếu trong cả nước mà tiêu biểu là Văn Miếu Quốc Tử Giám ở Hà Nội chỉ lưu giữ được các thông tin về các tiến sĩ những thế kỷ trước. Sự ra đời của công viên Văn Miếu đương đại chính là nhằm tiếp bước cha ông, tôn vinh nhân tài đất nước và khơi nguồn nguyên khí quốc gia.

Ngay trong giai đoạn 1 của dự án 2008-2010, công viên Văn Miếu đương đại sẽ bước đầu được xây dựng tại xã Bắc Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình theo hướng đa chức năng, cùng với Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn di sản tiến sĩ Việt Nam. Công viên Văn Miếu đương đại sẽ gồm các khu tưởng niệm, mô phỏng Văn Miếu cũ và hệ thống văn bia mới dành cho các nhà khoa học, các tiến sĩ thời cận, hiện đại. Quy hoạch kiến trúc của các công trình trong công viên dựa trên ý tưởng biểu trưng linh vật là Kim Quy.

Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn di sản tiến sĩ Việt Nam có chức năng nghiên cứu, lưu giữ những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể thông qua tiểu sử, ký ức, tư liệu và hiện vật các các tiến sĩ, nhà khoa học; giới thiệu, trưng bày về những đóng góp, lao động khoa học của các nhà khoa học; tôn vinh các nhà khoa học, tiến sĩ đã có cống hiến cho sự phát triển khoa học của Việt Nam. Cũng thông qua các chương trình này, Trung tâm mong muốn giúp cộng đồng hiểu rõ hơn lịch sử phát triển các ngành khoa học nước nhà; xây dựng cơ sở dữ liệu, tư liệu, hiện vật của các tiến sĩ, nhà khoa học Việt Nam. Trung tâm sẽ hoạt động đa chức năng như một bảo tàng, thư viện kết hợp với các dịch vụ khoa học, văn hóa và du lịch. Do đó, Trung tâm kêu gọi các nhà khoa học, các vị GS, TS, các trường đại học, viện nghiên cứu, thư viện trong cả nước cùng chung tay, hợp tác trong việc sưu tầm, hiến tặng tư liệu, hiện vật…

Trung tâm này hoạt động dưới sự cố vấn của 20 thành viên, là các nhà khoa học hàng đầu của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực do GS.TSKH Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT làm Chủ tịch. Cũng trong Hội nghị này, nhiều nhà khoa học đã tặng kỷ vật, tư liệu đầu tiên cho Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn di sản tiến sĩ Việt Nam. Dự kiến tới năm 2020, Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn di sản tiến sĩ Việt Nam và công viên Văn Miếu đương đại sẽ chính thức đi vào hoạt động.

B.T

Bình luận (0)