Lập dàn ý trước khi viết câu trả lời
Giám khảo sẽ ấn tượng đối với những bài thi có sự cô đọng và rõ ràng của một câu trả lời chặt chẽ. Một thí sinh có kiến thức không nhiều nhưng biết cách thể hiện những gì mình hiểu ra trang giấy thi vẫn có khả năng “ghi điểm” cao hơn những người biết nhiều nhưng lại không thể hiện được những gì mình biết ra giấy. Việc lập dàn ý trước sẽ giúp thí sinh có một câu trả lời lô-gic và chặt chẽ.
Dành thời gian viết phần mở và kết cho câu trả lời
Phần mở (giới thiệu) sẽ là phần dẫn dắt và nêu vắn tắt những ý chính trong câu trả lời. Phần kết sẽ là phần tóm tắt lại những điểm đã được nêu ra và giải quyết trong phần thân. Việc này không chỉ giúp người đọc dễ theo dõi câu trả lời mà còn giúp bạn đảm bảo rằng mình đang đi đúng hướng và đang trả lời thẳng vào vấn đề.
Tránh nhớ đâu viết đó
Có không ít thí sinh diễn đạt bằng cách nhớ đến đâu viết đến đó, nhớ cái gì viết cái ấy. Vì thế mà bố cục bài viết thường không rõ ràng, mạch lạc, hệ thống. Do đó, thí sinh cần luyện tập cách làm dàn ý cho rõ ràng các luận điểm, luận cứ.
Dành thời gian cuối giờ để xem lại bài
Việc này là hết sức cần thiết bởi khi viết với tốc độ nhanh vì bị hạn chế về thời gian, chúng ta thường viết sai chính tả, bỏ sót từ/ cụm từ, bỏ sót phần nào đó của câu hỏi khi trả lời, ghi nhầm số.
P.V
Bình luận (0)