Mười năm qua, số lượng trường ĐH, CĐ nước ngoài mở tại Việt Nam rất hạn chế, trong khi đó xu hướng liên kết đào tạo lại rất phát triển từ các trường thuộc nhóm “top” đến các trường bậc trung. Mùa tuyển sinh năm 2010, hàng chục trường ĐH lớn nhỏ khắp cả nước thông báo tuyển sinh các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài.
Nhiều nhất là trường khối kinh tế
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân tuyển sinh chương trình cử nhân quốc tế hợp tác giữa trường này với tập đoàn giáo dục Tyndale (Singapore), tổ chức khảo thí – cấp bằng Vương quốc Anh Edexcel và ĐH Tổng hợp Sunderland, do các giảng viên quốc tế và giảng viên của trường giảng dạy bằng tiếng Anh.
Sinh viên có thể học toàn bộ chương trình tại Việt Nam hoặc chuyển tiếp sang các trường ĐH của Anh, Mỹ, Úc. Trường ĐH Kinh tế – ĐH Đà Nẵng cũng lựa chọn những đối tác này để liên kết đào tạo.
Cũng nằm trong khối trường kinh tế, Trường ĐH Thương mại tuyển sinh nhiều chương trình hợp tác đào tạo quốc tế. Trong số này có thể kể đến dự án AUF đào tạo ngành quản trị kinh doanh, sinh viên được theo học các giảng viên Việt và Pháp, có thể được xét làm luận văn tốt nghiệp tiếng Pháp và cấp học bổng du học thạc sĩ tại Pháp.
Ngoài ra còn có chương trình tuyển sinh theo hiệp định song phương với các trường ĐH của Pháp, tuyển sinh theo chương trình hợp tác với các trường ĐH Trung Quốc, bằng tốt nghiệp do ĐH Thương mại hoặc do trường đối tác cấp tùy thuộc vào thời gian học.
Nhiều nhất là trường khối kinh tế
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân tuyển sinh chương trình cử nhân quốc tế hợp tác giữa trường này với tập đoàn giáo dục Tyndale (Singapore), tổ chức khảo thí – cấp bằng Vương quốc Anh Edexcel và ĐH Tổng hợp Sunderland, do các giảng viên quốc tế và giảng viên của trường giảng dạy bằng tiếng Anh.
Sinh viên có thể học toàn bộ chương trình tại Việt Nam hoặc chuyển tiếp sang các trường ĐH của Anh, Mỹ, Úc. Trường ĐH Kinh tế – ĐH Đà Nẵng cũng lựa chọn những đối tác này để liên kết đào tạo.
Cũng nằm trong khối trường kinh tế, Trường ĐH Thương mại tuyển sinh nhiều chương trình hợp tác đào tạo quốc tế. Trong số này có thể kể đến dự án AUF đào tạo ngành quản trị kinh doanh, sinh viên được theo học các giảng viên Việt và Pháp, có thể được xét làm luận văn tốt nghiệp tiếng Pháp và cấp học bổng du học thạc sĩ tại Pháp.
Ngoài ra còn có chương trình tuyển sinh theo hiệp định song phương với các trường ĐH của Pháp, tuyển sinh theo chương trình hợp tác với các trường ĐH Trung Quốc, bằng tốt nghiệp do ĐH Thương mại hoặc do trường đối tác cấp tùy thuộc vào thời gian học.
Học sinh tìm hiểu các chương trình liên kết đào tạo quốc tế. Ảnh: N.HỮU
Trường ĐH Quốc tế thuộc ĐH Quốc gia TPHCM năm nay tuyển gần 1.000 sinh viên vào 7 chương trình liên kết cấp bằng của Trường ĐH Nottingham, Trường ĐH West England (Anh), Trường ĐH Auckland (New Zealand), Trường ĐH New South Wales (Úc), Rutgers State university of New Jeysey (Mỹ), Trường ĐH Suny Binghamton (Mỹ) và chương trình liên kết cấp bằng của Viện Công nghệ châu Á (AIT).
Trường ĐH Hà Nội cũng tuyển 200 sinh viên chương trình du học tại chỗ với Trường ĐH Tổng hợp La Trobe, với hai ngành quản trị kinh doanh, marketing. Ngoài ra, năm nay Trường ĐH Hà Nội cũng tuyển sinh nhiều chương trình hợp tác đào tạo 3 năm học trong nước, một năm học ở nước ngoài với các trường ĐH của Anh, Úc, Đài Loan, Trung Quốc.
Hàng ngàn chỉ tiêu khối ngành kỹ thuật
Học viện Bưu chính Viễn thông năm nay tuyển sinh các chương trình liên kết đào tạo cấp bằng quốc tế 3+1 và 2+2 với các trường ĐH của Anh, New Zealand, Úc, Mỹ về các lĩnh vực quản trị kinh doanh, kinh doanh quốc tế và công nghệ thông tin.
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cũng thông báo tuyển 500 chỉ tiêu chương trình hợp tác đào tạo quốc tế (ITP) đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội theo các chương trình liên kết với các chương trình đối tác nước ngoài đã được Bộ GD-ĐT cho phép.
Điểm xét tuyển dựa trên điểm thi ĐH, xác định riêng cho từng chương trình (cấp bằng của trường hoặc được bằng của trường đối tác). Ngoài ra, trường còn có chương trình công nghệ thông tin và truyền thông theo dự án Việt – Nhật, hợp tác với các trường ĐH Nhật Bản đào tạo kỹ sư theo chuẩn quốc tế ITSS/ETSS, gồm một chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt (120 sinh viên) và một chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh (60 sinh viên).
Trường ĐH Kiến trúc TPHCM liên kết đào tạo với Trường ĐH Kỹ thuật Swinburne, Úc tổ chức đào tạo ngành xây dựng, thiết kế công nghiệp, thiết kế đa truyền thông. Chương trình được giảng dạy bằng tiếng Anh do các giảng viên của hai trường đảm nhận, số sinh viên được tuyển là 200. ĐH Trà Vinh cũng liên kết cấp bằng với Trường ĐH Vancouver, Canada.
Lựa chọn kỹ chương trình
Bà Nguyễn Thanh Huyền, Vụ phó Vụ Quan hệ quốc tế, Bộ GD-ĐT, cho rằng trong trường hợp kiểm soát tốt các điều kiện bảo đảm chất lượng (về chương trình, giáo trình, đội ngũ giảng viên…), việc liên kết đào tạo này mở ra nhiều cơ hội cho sinh viên cũng như các trường ĐH Việt Nam.
Qua việc liên kết, giảng viên Việt Nam có những cơ hội được chuyển giao phương pháp giảng dạy tiên tiến, trao đổi học thuật, đó là điều đáng quý. Tuy nhiên, bà Huyền nhấn mạnh, đó là trong điều kiện có thể kiểm soát được mọi thông tin.
Thực tế cho thấy các chương trình liên kết nếu bị thả lỏng, không kiểm soát được thì thực sự là thảm họa. Hiện vẫn có những trường chạy theo lợi nhuận, sinh viên đóng học phí cao nhưng chất lượng học kém. Chính vì vậy, trước khi chọn học các chương trình liên kết, sinh viên cần phải tìm hiểu kỹ các chương trình này.
Trường ĐH Hà Nội cũng tuyển 200 sinh viên chương trình du học tại chỗ với Trường ĐH Tổng hợp La Trobe, với hai ngành quản trị kinh doanh, marketing. Ngoài ra, năm nay Trường ĐH Hà Nội cũng tuyển sinh nhiều chương trình hợp tác đào tạo 3 năm học trong nước, một năm học ở nước ngoài với các trường ĐH của Anh, Úc, Đài Loan, Trung Quốc.
Hàng ngàn chỉ tiêu khối ngành kỹ thuật
Học viện Bưu chính Viễn thông năm nay tuyển sinh các chương trình liên kết đào tạo cấp bằng quốc tế 3+1 và 2+2 với các trường ĐH của Anh, New Zealand, Úc, Mỹ về các lĩnh vực quản trị kinh doanh, kinh doanh quốc tế và công nghệ thông tin.
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cũng thông báo tuyển 500 chỉ tiêu chương trình hợp tác đào tạo quốc tế (ITP) đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội theo các chương trình liên kết với các chương trình đối tác nước ngoài đã được Bộ GD-ĐT cho phép.
Điểm xét tuyển dựa trên điểm thi ĐH, xác định riêng cho từng chương trình (cấp bằng của trường hoặc được bằng của trường đối tác). Ngoài ra, trường còn có chương trình công nghệ thông tin và truyền thông theo dự án Việt – Nhật, hợp tác với các trường ĐH Nhật Bản đào tạo kỹ sư theo chuẩn quốc tế ITSS/ETSS, gồm một chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt (120 sinh viên) và một chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh (60 sinh viên).
Trường ĐH Kiến trúc TPHCM liên kết đào tạo với Trường ĐH Kỹ thuật Swinburne, Úc tổ chức đào tạo ngành xây dựng, thiết kế công nghiệp, thiết kế đa truyền thông. Chương trình được giảng dạy bằng tiếng Anh do các giảng viên của hai trường đảm nhận, số sinh viên được tuyển là 200. ĐH Trà Vinh cũng liên kết cấp bằng với Trường ĐH Vancouver, Canada.
Lựa chọn kỹ chương trình
Bà Nguyễn Thanh Huyền, Vụ phó Vụ Quan hệ quốc tế, Bộ GD-ĐT, cho rằng trong trường hợp kiểm soát tốt các điều kiện bảo đảm chất lượng (về chương trình, giáo trình, đội ngũ giảng viên…), việc liên kết đào tạo này mở ra nhiều cơ hội cho sinh viên cũng như các trường ĐH Việt Nam.
Qua việc liên kết, giảng viên Việt Nam có những cơ hội được chuyển giao phương pháp giảng dạy tiên tiến, trao đổi học thuật, đó là điều đáng quý. Tuy nhiên, bà Huyền nhấn mạnh, đó là trong điều kiện có thể kiểm soát được mọi thông tin.
Thực tế cho thấy các chương trình liên kết nếu bị thả lỏng, không kiểm soát được thì thực sự là thảm họa. Hiện vẫn có những trường chạy theo lợi nhuận, sinh viên đóng học phí cao nhưng chất lượng học kém. Chính vì vậy, trước khi chọn học các chương trình liên kết, sinh viên cần phải tìm hiểu kỹ các chương trình này.
Yến Anh / NLĐ
Bình luận (0)